Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất THCS

Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất THCS

Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận trong khóa tập huấn môn Giáo dục thể chất  Mô đun 3 – GDPT 2018.

Bạn đang đọc: Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất THCS

Nhờ đó, sẽ có thêm kinh nghiệm để đạt kết quả cao trong khóa tập huấn GDPT 2018 này. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm gợi ý tự luận môn Hóa học, Âm nhạc THCS. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án tự luận môn Giáo dục thể chất Mô đun 3 THCS

    I. Xu hướng hiện đại

    1. Câu hỏi tương tác

    Câu hỏi: Trình bày quan điểm của thầy / cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”?

    (1) Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, kỉ xão, thái độ của HS so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

    (2) Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em HS và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn.

    (3) Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

    2. Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá

    Câu 1: Theo thầy/cô năng lực học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?

    Theo tôi: Năng lực được thể hiện là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó.

    Biểu hiện: Thái độ, tính cách, kỹ năng

    Câu 2: Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

    • Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt
    • Đảm bảo tính phát triển
    • Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn
    • Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học

    Câu 3: Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?

    Vì mục tiêu đánh giá kết quả môn học là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập

    Câu 4: Thầy, cô hiểu thế nào là đánh giá thường xuyên?

    đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về năng lực của từng nội dung học

    Câu 5: Thầy, cô hiểu như thế nào là đánh giá định kì?

    đánh giá định kì là đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một giai đoạn học tập và rèn luyện nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện của HS theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về năng lực của từng nội dung học

    3. Phương pháp kiểm tra viết

    Câu hỏi: Thầy cô hãy cho biết câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?

    Có 2 dạng:

    Thứ nhất là câu có sự trả lời mở rộng, là loại câu có phạm vi rộng và khái quát; HS tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức.

    Thứ hai là câu trả lời có giới hạn, câu hỏi chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ

    4. Phương pháp quan sát

    Câu hỏi: Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?

    Đánh giá học sinh thực hiện kỹ thuật động tác

    5. Phương pháp hỏi đáp

    Câu hỏi: Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?

    Đánh giá học sinh thực hiện kỹ thuật động tác, quan sát học sinh hoàn thành cự li chạy, thực hiện các động tác của bài thể dục

    6. Phương pháp hồ sơ

    Câu hỏi: Thực tế dạy học thầy, cô đã sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào?

    Ghi chép thành tích qua các lần luyện tập chạy, nhảy và quá trình học tập, phiếu đánh giá… của học sinh

    7. Phương pháp đánh giá qua SP học tập

    Câu 1: Theo thầy/cô sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học sinh không?

    Sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học sinh vì thể hiện được sự vận dụng sáng tạo của học sinh, có thể đòi hỏi sự tương tác giữa các học sinh, các nhóm học sinh

    II. Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá

    1. Đánh giá kết quả theo hướng phát triển năng lực phẩm chất

    Câu 1: Về mục tiêu đánh giá; căn cứ đánh giá; phạm vi đánh giá; đối tượng đánh giá theo chương trình GDPT cũ với chương trình GDPT 2018 có gì khác nhau?

    Khác:

    + Mục tiêu đánh giá: cung cấp thông tin chính xác kịp thời có giá trị mức độ về đáp ứng yêu cầu cần đạt trong chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học tập…

    + Căn cứ: là yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực được qui định

    + Phạm vi đánh giá: bao gồm các môn học và các hoạt động giáo dục bắt buộc môn học, chuyên đề học tập và môn học tự chọn

    + Đối tượng đánh giá: là sản phẩm của quá trình học tập và rèn luyện của HS

    Câu 2: Hãy tóm lược lại “Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Giáo dục thể chất theo Chương trình GDPT 2018” theo cách hiểu của thầy, cô?

    + Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục

    + Căn cứ đánh giá

    + Phạm vi đánh giá

    + Đối tượng đánh giá

    Câu 3: Theo thầy/cô với mỗi chủ đề/bài học có cần phải xác định được cả 3 thành phần năng lực Giáo dục thể chất hay không? Tại sao?

    Theo tôi với mỗi chủ đề/bài học cần phải xác định được cả 3 thành phần năng lực Giáo dục thể chất vì như vậy mới đánh giá được sự tiến bộ của HS

    2. Kinh nghiệm ra đề kiểm tra

    Câu 1: Thầy, cô hiểu như thế nào về câu hỏi “tổng hợp” và câu hỏi “đánh giá”?

    • Câu hỏi “tổng hợp” là thu thập thông tin về kết quả học tập của HS
    • Câu hỏi “đánh giá” là đánh giá kiến thức của HS trước, trong và sau mỗi bài học hoặc sau mỗi chủ đề học tập

    Câu 2: Thầy, cô hãy đặt 3 câu hỏi cho mục tiêu khai thác kiến thức trong dạy học môn Giáo dục thể chất?

    • Kỹ thuật nhảy cao đang học có tên gọi là gì?
    • Kỹ thuật chia làm mấy giai đoạn?
    • Chạy đà trong nhảy cao có gì khác so với chạy đà nhảy xa?

    Câu 3 Thầy, cô hãy đặt 2 câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của HS vào bài học?

    • Quan sát tranh hoặc động tác mẫu để thực hiện lại động tác?
    • Đánh giá bạn thực hiện động tác(bài tập)?

    3. Các dạng bài tập

    Câu 1: Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về việc xây dựng bài tập tình huống?

    nội dung tình huống và những yêu cầu đưa ra để giải quyết tình huống. Có những yêu cầu cần chú ý trong cấu trúc một tình huống như sau:

    – Tình huống phải vừa phải, không quá dài, quá phức tạp, đánh đố học sinh.

    – Giữa tình huống và câu hỏi phải ăn khớp với nhau và cùng hướng vào nội dung bài học.

    Câu 2. Câu hỏi tự luận: Thầy, cô hãy giải thích bài tập sau: tại sao không nên ăn quá no trước khi tập luyện thể dục thể thao

    Khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Vì vậy, nếu tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn, gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

    Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm

    4. Sản phẩm học tập

    Câu 1: Hãy trình bày mục đích sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đánh giá?

    mục đích sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đánh giá thông qua đó giáo viên có thể đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh

    Câu 2: Hãy trình bày cách sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đánh giá?

    Sử dụng các sản phẩm học tập để đánh giá sau khi HS kết thúc 1 quá trình thực hiện các hoạt động học tập, đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh

    5. Hồ sơ học tập

    Câu 1: Thầy cô hãy cho biết quan điểm của mình về mục đích sử dụng hồ sơ học tập?

    • Trưng bày/giới thiệu thành tích của người học
    • Chứng minh sự tiến bộ của người học về 1 chủ đề/lĩnh vực nào đó

    Câu 2: Theo thầy, cô hồ sơ học tập nên quản lý thế nào?

    Theo tôi hồ sơ học tập Quản lý theo thư mục tài liệu

    6. Bảng kiểm

    Câu 1. Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về bảng kiểm?

    Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không

    Câu 2. Bảng kiểm trong dạy học theo chương trình GDPT cũ với chương trình GDPT 2018 có gì khác?

    Bảng kiểm trong dạy học theo chương trình GDPT cũ khác với chương trình GDPT 2018 là chỉ rõ sự xuất hiện hay không xuất hiện các hành vi, các đặc điểm mong đợi nào đó

    7. Thang đo

    Câu 1: Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về thang đánh giá?

    thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà học sinh đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi/khía cạnh, lĩnh vực cụ thể

    Câu 2: Theo thầy, cô thang đánh giá nên chia 3 thang điểm hay 5 thang điểm tương ứng? Vì sao?

    Theo tôi thang đánh giá nên 5 thang điểm tương ứng. Vì sẽ đánh giá so sánh để xác định xem HS đạt được ở mức độ nào

    8. Rubric

    Câu hỏi tương tác

    Câu 1. Thầy/cô cho ý kiến về việc sử dụng rubric cho học sinh đánh giá đồng đẳng về mặt định tính được hiệu quả?

    HS đối chiếu sản phẩm, quá trình thực hiện của HS với từng tiêu chí. HS tự nhận rõ được những gì mình làm tốt những gì còn yếu kém

    Câu 2. Để đánh giá một rubric tốt thầy, cô sẽ đánh giá theo những tiêu chí nào?

    Để đánh giá một rubric tốt tôi sẽ đánh giá theo những tiêu chí sau: Thực hiện kĩ thuật, thành tích, điểm số

    Câu 3. Vấn đề nào thầy, cô cho là khó khăn nhất khi xây dựng rubric đánh giá?

    Vấn đề tôi cho là khó khăn nhất khi xây dựng rubric đánh giá là xác định số lượng các tiêu chí đánh giá

    9. Phân tích yêu cầu cần đạt…

    Câu 1. Thầy, cô hãy đưa ra mục tiêu theo phẩm chất, năng lực trên cơ sở yêu cầu cần đạt của chủ đề sau?

    • Có kiến thức để lựa chọn môi trường tự nhiên có lợi cho sức khỏe để tập luyện thực hiện đúng động tác cơ bản trong bài thể dục
    • Tự giác, tích cực đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện

    Câu 2. Thầy/cô hãy liệt kê một số từ ngữ thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt trong xác định mục tiêu chủ đề/bài học?

    Thực hiện đúng, tự giác, tích cực, điều chỉnh, sửa sai qua quan sát và tập luyện

    Câu 3. Cảm nhận của thầy, cô về ý nghĩa của bảng ma trận đánh giá chủ đề môn Giáo dục thể chất?

    Ý nghĩa của bảng ma trận đánh giá chủ đề môn Giáo dục thể chất đánh giá được phẩm chất và năng lực của học sinh sau 1 quá trình hoạt động

    10. Xây dựng công cụ

    Câu 1. Để lập kế hoạch đánh giá trong dạy học chủ đề môn Giáo dục thể chất theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, cần xác định thông tin về bằng chứng năng lực, trả lời một số câu hỏi như thế nào?

    Để lập kế hoạch đánh giá trong dạy học chủ đề môn Giáo dục thể chất theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, cần xác định thông tin về bằng chứng năng lực, trả lời một số câu hỏi như đánh giá thành tố nào của năng lực thể chất. tiêu chí tương ứng với thành tố đó là gì. Nội dung yêu cầu nào cần đạt.

    Câu 2. Thầy, cô hãy mô tả mẫu phiếu học tập?

    • Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
    • Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
    • Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
    • Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
    • Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
    • Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
    • Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

    Câu 3: Với đặc thù môn học giáo dục Thể chất có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất nào?

    Môn học giáo dục Thể chất có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

    Câu 4: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển cho học sinh qua dạy học môn Giáo dục thể chất như thế nào?

    Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển cho học sinh qua dạy học môn Giáo dục thể chất thông qua thực hành từ đơn giản đến phức tạp

    Câu 5: Theo thầy, cô phẩm chất, năng lực được đánh giá thông qua đâu?

    Phẩm chất, năng lực được đánh giá thông qua quan sát, kiểm tra viết, đánh giá bằng rubric, bảng kiểm

    11. Những vấn đề chung xử lý

    Câu 1: Xin thầy, cô cho biết về xử lý kết quả đánh giá định tính và định lượng là như thế nào?

    Xử lí kết quả đánh giá định tính là giáo viên cần dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt để đưa ra các tiêu chí đánh giá.

    Xử lí kết quả đánh giá định lượng là điểm thô của mỗi cá nhân trên một phép đo được quy đổi thành điểm chuẩn dựa trên điểm trung bình và độ lệch để tiện so sánh giữa các cá nhân

    Câu 2: Thầy cô chia sẻ hiểu biết của mình về phản hồi kết quả đánh giá?

    Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh trên lớp học; ra các quyết định quan trọng với học sinh (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…); Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chất lượng chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục,…

    12. Phân tích sử dụng kết quả đánh giá

    Câu 1: Thầy, cô chia sẻ hiểu biết của mình về đường phát triển năng lực học sinh?

    đường phát triển năng lực học sinh là những thành tố của năng lực với những mô tả chi tiết về sự tiến bộ của học sinh.

    Câu 2: Thầy cô hãy chia sẻ hiểu biết của mình về việc Phân tích, sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh?

    Sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh thông qua việc hợp tác với các giáo viên khác, đưa ra giả định để tìm giải pháp tối ưu.

    Câu 3: Thầy, cô hãy đưa ra 2 mức độ cao trong năng lực vận động cơ bản trong môn GDTC THCS?

    Thực hiện đúng cơ bản các kỹ năng vận động và hình thành thói quen tập luyện hàng ngày

    Câu 4: Thầy, cô hãy đưa 3 biểu hiện ở mức 1 của năng lực vận động cơ bản của môn GDTC THCS?

    Hình thành được nền nếp vệ sinh trong vệ tập. luyện thể dục thể thao. – Có kiến thức cơ bản và ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập luyện và đời sống hằng ngày để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ. – Tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong môi trường tự nhiên để rèn luyện sức khoẻ.

    Câu 5: Thầy, cô hãy đưa ra 3 biểu hiện ở mức 2 của năng lực vận động cơ bản trong môn GDTC THCS?

    – Hiểu được vai trò quan trọng của các kĩ năng vận động cơ bản đối với việc phát triển các tố chất thể lực. – Thực hiện thuần thục các kĩ năng vận động cơ bản được học trong chương trình môn học. – Hình thành được thói quen vận động để phát triển các tố chất thể lực.

    13. Định hướng…

    Câu 1: Thầy, cô hãy trình bày những hiểu biết của mình về cơ sở của việc điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học

    Từ kết học sinh đã đạt được, phân tích được các tồn tại, tìm ra được những nguyên nhân của các tồn tại đó và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để đổi mới PPDH cho phù hợp

    Câu 2: Thầy, cô hãy chia sẻ hiểu biết của mình về Định hướng điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học?

    Định hướng điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy học là cơ sở điều chỉnh kĩ thuật phương pháp dạy học cho phù hợp với hoạt động dạy và học.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *