Đáp án Mô đun 4 môn Khoa học Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tương tác, câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học để đạt kết quả cao trong bài tập cuối khóa Mô đun 4 của mình.
Bạn đang đọc: Gợi ý đáp án Mô đun 4 môn Khoa học Tiểu học
Bên cạnh đó, còn có cả Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 môn Khoa học, giúp thầy cô nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn Mô đun 4 một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Công nghệ để đạt kết quả như mong muốn. Mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây:
Đáp án Mô đun 4 môn Khoa học Tiểu học đầy đủ
Câu hỏi tương tác môn Khoa học Module 4
Câu 1: Từ kinh nghiệm giảng dạy của mình, Thầy/ cô hãy chia sẻ về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa học. Có thể sử dụng chung một kế hoạch dạy học cho nhiều khối lớp, nhiều năm, nhiều giáo viên được không?
– Việc xây dựng kế hoạch dạy môn Khoa học có những ý nghĩa sau:
- Giúp đảm bảo việc giảng dạy không bị bỏ sót bài giảng và có thể hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất vì khi lên kế hoạch chúng ta đã dự trù được các tình huống có thể xảy ra. Từ việc xây dựng kế hoạch các giáo viên có thể đưa ra những phương án tối ưu nhất thực hiện việc giảng dạy đã lên kế hoạch, giúp xác định tính khả thi và tìm ra những phương án đối phó với các trường hợp rủi ro sẽ gặp phải.
- Xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa học giúp cho các giáo viên định hướng được bài giảng, kế hoạch dạy từ đó đẩy mạnh tinh thần phấn đấu, thi đua đạt mục tiêu tốt nhất trong giảng dạy môn Khoa học với các điều kiện nhà trường đặt ra.
- Xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa học giúp cho giáo viên kiểm soát các bài giảng, phương pháp giảng dễ dàng hơn để từ đó đưa ra kế hoạch phối hợp các phương pháp giảng sao cho nhịp nhàng và có hiệu quả nhất.
– Không thể sử dụng chung một kế hoạch dạy học cho nhiều lớp, nhiều năm, nhiều giáo viên được vì số lượng kiến thức, bài giảng và loại kiến thức của các lớp là khác nhau. Mỗi năm tình hình xã hội lại có sự thay đổi dẫn đến việc giảng dạy môn Khoa học phải có những ví dụ phù hợp với cuộc sống thì học sinh có thể dễ dàng nhớ bài, ngoài ra mỗi giáo viên lại phù hợp với một phương pháp giảng dạy khác nhau và có cách truyền đạt khác nhau nên không thể sử dụng chung một kế hoạch giảng dạy được.
Câu 2: Thầy/ cô hãy lấy ví dụ minh họa về đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa học
Ví dụ về nguyên tắc phù hợp với điều kiện khả thi trong xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa học. Thì kế hoạch dạy học môn Khoa học cần phải:
- Phù hợp môi trường giáo dục; đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
- Đảm bảo sự chỉ đạo, phối hợp thống nhất, đồng bộ, giữa Hiệu trưởng, tổ chuyên môn và giáo viên
- Tạo được sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng …
- Phù hợp với trình độ, đặc điểm học sinh.
Câu 3: Căn cứ vào các nội dung trên, Thầy/cô hãy tự đánh giá về quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn khoa học ở đơn vị thầy cô đang công tác.
Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn khoa học ở đơn vị:
- Đảm bảo việc chấp hành chương trình quốc gia
- Tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan quản lý GD cấp trên
- Nội dung chương trình phù hợp với quy định của pháp luật
- Đảm bảo tính chỉnh thể của chương trình, tính liên tục/liên kết
- Thể hiện được các quan điểm tích hợp, phân hóa
- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
- Đáp ứng nhu cầu của học sinh
- Phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn, khả thi
- Thuận lợi, hỗ trợ cho các đối tượng sử dụng
Đáp án trắc nghiệm cuối khoá Mô đun 4 môn Khoa học
Câu 1. Ý kiến nào sau đây là không phù hợp khi nói về yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa học?
Kế hoạch giáo dục môn Khoa học cần tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên
Kế hoạch giáo dục môn Khoa học cần đảm bảo phù hợp với các bộ sách giáo khoa
Kế hoạch giáo dục môn Khoa học cần đảm bảo các yêu cầu trong chương trình môn Khoa học (Chương trình quốc gia)
Kế hoạch giáo dục môn Khoa học cần phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tiễn nhà trường
Câu 2. Đâu là căn cứ bắt buộc, quan trọng nhất để xây dựng Kế hoạch dạy học môn Khoa học nhà trường
Sách giáo viên
Sách giáo khoa
Chương trình giáo dục môn Khoa học (chương trình quốc gia)
Sách giáo khoa và giáo viên
Câu 3. Khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa học, những đặc điểm (nhu cầu, điều kiện thực hiện chương trình của nhà trường cần được quan tâm khi xây dựng những nội dung nào sau đây?
Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các nội dung cụ thể trong chương trình
Lựa chọn các nội dung giáo dục cụ thể
Lựa chọn mục tiêu riêng (bên cạnh những mục tiêu chung)
Lựa chọn mục tiêu riêng (bên cạnh những mục tiêu chung), nội dung giáo dục cụ thể; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các nội dung cụ thể trong chương trình
Câu 4. Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là nội dung không thuộc về vai trò của giáo viên trong xây dựng, phát triển Kế hoạch dạy học môn Khoa học?
Phê duyệt kế hoạch dạy học môn Khoa học chung của trường, tổ chuyên môn cũng như Kế hoạch dạy học của các giáo viên
Thiết kế xây dựng các kế hoạch bài dạy để triển khai Kế hoạch dạy học môn Khoa học
Tham gia, thiết kế, xây dựng Kế hoạch dạy học môn Khoa học
Tham gia đánh giá Kế hoạch dạy học môn Khoa học để làm cơ sở điều chỉnh, phát triển kế hoạch giáo dục môn Khoa học giai đoạn mới.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không thuộc về vai trò của Cán bộ quản lí nhà trường trong xây dựng, phát triển Kế hoạch dạy học môn Khoa học
Tổ chức và tham gia vào giám sát, đánh giá Kế hoạch dạy học môn Khoa học trong quá trình triển khai
Xây dựng các kế hoạch bài dạy để triển khai Kế hoạch dạy học môn Khoa học
Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch dạy học mon Khoa học
Phê duyệt Kế hoạch dạy học môn Khoa học chung của trường, tổ chuyên môn những như Kế hoạch dạy học của các giáo viên
Câu 6. Trong các đối tượng sau, những đối tượng nào có thể tham gia vào lập Kế hoạch dạy học môn Khoa học của nhà trường
Học sinh
Cha mẹ học sinh
Giáo viên
Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh
Câu 7. Trong các hoạt động say, các hoạt động nào sau đây là về xây dựng, phát triển Kế hoạch dạy học môn Khoa học
Điều chỉnh tài liệu dạy học sẵn có cho phù hợp thực tiễn
Lựa chọn nội dung dạy học cụ thể trong chủ đề, bài học
Tổ chức, sắp xếp lại một số nội dụng cụ thể trong chương trình môn khoa học
Tất cả các hoạt động trên
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đối với việc thiết kế Kế hoạch dạy học một bài/ chủ đề môn khoa học là phù hợp?
Một yêu cầu được nêu trong chương trình Khoa học có thể cần được thực hiện thông qua một số nhiệm vụ học tập
Việc thực hiện hoặc đánh giá thường xuyên các mục tiêu (yêu cầu) về thành phần năng lực Nhận thức khoa học tự nhiên sẽ chỉ được thực hiện ở hoạt động xây dựng kiến thức mới.
Cần quan tâm bồi dưỡng các phẩm chất cho học sinh, do vậy trong mục tiêu của bài cần ghi đầy đủ các phẩm chất chủ yếu
Việc đánh gia sẽ chỉ được thực hiện sau khi HS đã học xong toàn bộ kiến thức mới của bài học.
Câu 9. Khi phân tích bài học để làm cơ sở cho việc dự kiến các hoạt động dạy học trong kế hoạch dạy học môn Khoa học, cần quan tâm tới những nội dung nào sau đây?
Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường
Phân tích về trình độ của HS liên quan tới thực hiện các yêu cầu trên
Phân tích các yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Khoa học để xác định xem yêu cầu cần đạt của bài học có mối liên hệ như thế nào với yêu cầu cần đạt của các bài học trước đó bài bài học sau đó
Tất cả các nội dung trên
Câu 10. Sau đây là yêu cầu cần đạt của mạch nội dung ” Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy” của chương trình khoa học lớp 5.
Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy – Sử dụng năng lượng mặt trời – Sử dụng năng lượng gió – Sử dụng năng lượng nước chảy |
– Kể được tên một số phương tiện, máy móc và hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy – Thu thập, xử lí thông tin và trình bày được (bằng những hình thức khác nhau) về việc khai thác, sử dụng các dạng năng lượng nêu trên |
Khi xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa học ở nhà trường, ý kiến nào sau đây phù hợp?
Tùy vào thực tiễn, có thể thiết kế các bài học cho phù hợp
Toàn bộ các yêu cầu trên phải thực hiện trong một bài học
Mỗi mục (gạch đầu dòng) về yêu cầu cần đạt nói trên cần thiết kế một bài học riêng
Mỗi loại năng lượng cần thiết kế một bài học riêng
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không phù hợp?
Mỗi mục về yêu cần cần đạt trong chương trình có thể cần được thực hiện thông qua một số hoạt động dạy học
Trong kế hoạch dạy học môn Khoa học của hai trường khác nhau, thời lượng phân bổ cùng một mạch nội dung
Việc thực hiện các mạch nội dung trong chương trình Khoa học là hoàn toàn độc lập với nhau.
Trong kế hoạch dạy học môn Khoa học của hai trường khác nhau, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ứng với cùng một yêu cầu có thể là khác nhau.
Câu 12. Trong các hoạt động sau, việc đánh giá Kế hoạch dạy học môn Khoa học có thể thực hiện thông qua các hoạt động nào?
Lấy ý kiến phản hồi từ HS, cha mẹ HS
Giáo viên tự đánh giá, rút kinh nghiệm về các kế hoạch bài dạy sau mỗi lần dạy
Dự giờ, quan sát việc dạy và học; xem xét, phân tích công việc của giáo viên, việc học tập của HS
Tất cả các hoạt động trên.
Câu 13. Sau đây là một số hoạt động trong các hoạt động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dạy học môn Khoa học của nhà trường. Hãy sắp xếp các hoạt động này theo trình tự thời gian thực hiện từ trước đến sau
A. Các kế hoạch dạy học của giáo viên được phê duyệt bởi tổ trưởng và Ban giám hiệu nhà trường
B. Xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa học của nhà trường
C. Từng giáo viên cụ thể hóa kế hoạch dạy học môn Khoa học của tổ chuyên môn – xây dựng các Kế hoạch dạy học cụ thể của các bài cho phù hợp với thực tế lớp học.
C, A, B
B, C, A
A, B, C
A, C, B
Câu 14. Việc lập kế hoạch dạy học môn Khoa học cần quan tâm tới phần năng lực nào?
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh
Nhận thức khoa học tự nhiên
Cả 3 thành phần trên.
Câu 15. Các năng lực thành phần của năng lực khoa học tự nhiên là gì?
Nhận thức KHTN; Tìm hiểu môi trường xung quanh; Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học; Tìm hiểu môi trường xung quanh; Tự học
Nhận thức KHTN; Tìm hiểu môi trường xung quanh; năng lực làm việc nhóm
Nhận thức KHTN; Giao tiếp; Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
Câu 16. Phát biểu nào sau đây về phát triển các thành phần năng lực khoa học tự nhiên khi thiết kế Kế hoạch dạy học là không phù hợp?
Có thể phát triển khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học thông qua các hoạt động thực hành, ứng dụng
Thành phần năng lực nhận thức khoa học tự nhiên chỉ có thể được phát triển thông qua các hoạt động thực hành, ứng dụng
Phát triển thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh chủ yếu thông qua các hoạt động xây dựng kiến thức mới
Thông qua hoạt động thảo luận của học sinh, có thể rèn luyện kĩ năng giao tiếp của các em.
Câu 17. Hoạt động nào sau đây trong tiến trình dạy học có mục đích chính là: giúp học sinh thông qua quan sát, thí nghiệm, tìm và xử lí thông tin để rút ra kiến thức mới?
Thực hành
Khám phá
Khởi động và nêu vấn đề
Ứng dụng
Câu 18. Hoạt động nào sau đây trong tiến trình dạy học có mục đích chính là: hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng học từ bài học vào thực tiễn cuộc sống?
Thực hành
Khám phá
Khởi động nêu vấn đề
Ứng dụng
Câu 19. Hoạt động nào sau đây trong tiến trình dạy học có mục đích chính là: giúp học sinh huy động, nhớ lại nội dung các bài học hoặc kinh nghiệm thực tiễn có liên quan để chuẩn bị cho bài học mới?
Thực hành
Khám phá
Khởi động nêu vấn đề
Ứng dụng
Câu 20. Hoạt động nào sau đây trong tiến trình dạy học có mục đích chính là: vận dụng kiến thức, kĩ năng được học trong bài học?
Thực hành
Khám phá
Khởi động nêu vấn đề.
Hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng.
Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Khoa học
Chủ đề: Con người và sức khỏe
Bài 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. (1 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Phẩm chất
– Trách nhiệm: tự giác tìm hiểu kiến thức về các chất dinh dưỡng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được yêu cầu giáo viên đưa ra và vận dụng được vào đời sống.
b. Năng lực khoa học
– Kể được tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
3. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
– Bài giảng điện tử, sách giáo khoa, bảng cài, bộ thẻ hình thức ăn.
b. Học sinh
– Sưu tầm tranh ảnh.
II. Hoạt động dạy học
Tiến trình dạy học |
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm của HS |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi được những hiểu biết của HS về các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. *PP: Trực quan, đàm thoại *HT: Cá nhân |
– GV tổ chức trò chơi “Cùng ăn buffet nào”: Trên màn hình có nhiều món ăn, GV yêu cầu HS tưởng tượng mình đang đi dự tiệc buffet, HS hãy chọn các món ăn mà mình muốn thưởng thức. – GV giới thiệu bài: Thức ăn trong cuộc sống của chúng ta rất đa dạng. Vậy vì sao chúng ta cần ăn các thức ăn, trong thức ăn có các chất dinh dưỡng gì cần thiết đối với cơ thể ? Hãy cùng cô tìm hiểu qua bài học hôm nay: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. |
HS hứng thú tham gia vào tiết học |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1:Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. (15 phút) * Mục tiêu: Học sinh kể tên được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. *PP: trực quan, đàm thoại, động não, thảo luận nhóm. * HT: cá nhân, nhóm, trò chơi. LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH Hoạt động 2: Nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn. ( 10 phút) Mục tiêu: HS phân biệt được các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn. PP: Trò chơi, Thảo luận nhóm VẬN DỤNG KIẾN THỨC ( Ở lớp: Khoảng 5- 10 phút và thực hiện ở nhà) Vận dụng kiến thức đã học về thức ăn và phân biệt các nhóm thức ăn. |
– GV yêu cầu HS suy nghĩ, viết ra giấy những thức ăn, đồ uống mình thường dùng vào các bữa: sáng, trưa, tối. – GV giới thiệu cho HS biết trong các thức ăn, đồ uống đó, có những thức ăn, đồ uống có nguồn gốc thực vật, có những thức ăn, đồ uống có nguồn gốc động vật. – GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn” + GV phổ biến luật chơi: Học sinh quan sát tranh và phân loại các thức ăn vào 2 nhóm theo nguồn gốc thực vật và động vật. + HS tiến hành chơi. + HS trình bày và các nhóm nhận xét. – GV chốt: + Các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc động vật: thịt gà, sữa bò tươi, cá, thịt lợn (thịt heo), tôm. + Các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc thực vật: rau cải, đậu cô ve, bí đao, lạc (đậu phộng), nước cam, cơm. – GV giới thiệu thêm: Đó là cách phân loại thức ăn theo nguồn gốc. Ngoài ra, người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào nữa? – HS trả lời nhanh sau đó xem clip, thảo luận trong nhóm sau đó báo cáo kết quả trước lớp. https://youtu.be/4yOMlpG8NgU (lấy 4p30 giây đầu) – GV chốt: Người ta còn dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn. Theo đó, người ta chia thành 4 nhóm chính: + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo +Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng. – Giáo viên cho HS chơi trò chơi: Phóng viên nhí. – GV nêu luật chơi – HS tham gia chơi và trình bày trước lớp – GV nhận xét và giáo dục HS khi sử dụng thức ăn cần phải hợp lí. – GV giáo dục HS: cần ăn nhiều loại thức ăn thuộc các nhóm chất khác nhau để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp chúng ta phát triển khỏe mạnh về thể chất, trí tuệ. – Gv yêu cầu HS trao đổi tranh đã sưu tầm trước ở nhà với các bạn trong nhóm. Sau đó HS phân loại theo các nhóm thức ăn mình đã được tìm hiểu qua bài học. – GV mời đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp. – GV nhận xét, đánh giá và chốt ý: Hs cần ăn nhiều loại thức ăn để có đầy đủ chất dinh dưỡng. |
Kể được tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng. |
Hoạt động 3: (6 phút) * YCCĐ: PC 1, 2 NLC 1, 2, 3 NLKH 3 *PP: trực quan, đàm thoại |
– GV cho HS xem clip và trả lời yêu cầu: Hãy nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể. (14 giây đến 1 phút 5 giây) – HS viết vào sổ tay khoa học những vai trò của chất bột đường – GV chốt: Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể. * GDBVMT: Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường (gạo, bắp, khoai, sắn,…) là nguồn lương thực chính của chúng ta. Chúng ta có được những thức ăn này là nhờ công trồng trọt, chăm sóc của những người nông dân, chúng ta nên trân trọng, không lãng phí thức ăn. |
– Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể. |
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (4 phút) * YCCĐ:Tổng hợp kiến thức đã học và khơi gợi sự hứng thú của học sinh ở bài học tiếp theo *PP: trò chơi, trực quan, đàm thoại |
– GV tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng: + GV lần lượt mở từng bông hoa để lấy câu hỏi. + HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm. – GV chốt và nhắc lại kiến thức trong bài: + Thức ăn có thể có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. + Trong thức ăn chứa các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Ngoài ra, nhiều thức ăn còn chứa chất xơ và nước. + Chất bột đường có trong một số thức ăn như gạo, ngô, khoai, bánh mì, chuối,… + Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể. – Vậy các chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo thì có vai trò gì đối với cơ thể ? Chúng ta hãy tìm hiểu ở bài học sau: Vai trò của chất đạm và chất béo. |
HS chủ động nắm kiến thức bài học và hứng thú vào tiết học tiếp theo. |
Điều chỉnh sau tiết dạy: (nếu có)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………