Hóa 11 Bài 3: Đơn chất Nitrogen

Hóa 11 Bài 3: Đơn chất Nitrogen

Giải Hoá 11 Bài 3: Đơn chất Nitrogen là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Chân trời sáng tạo trang 20, 21, 22, 23.

Bạn đang đọc: Hóa 11 Bài 3: Đơn chất Nitrogen

Soạn Hóa 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là giải Hóa 11 Đơn chất Nitrogen Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Hóa 11 Bài 3: Đơn chất Nitrogen

    Trả lời câu hỏi Vận dụng Hóa 11 trang 23

    Giải thích vì sao người ta bơm khí nitrogen vào những lọ vaccine.

    Lời giải:

    Người ta bơm khí nitrogen vào những lọ vaccine để loại bỏ không khí, làm chậm quá trình hư hỏng của vaccine.

    Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 23

    Bài 1 trang 23

    Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Giải thích vì sao ở điều kiện thường, N2 khá trơ về mặt hoá học.

    Lời giải:

    Phân tử N2 có công thức cấu tạo: N ≡ N.

    Liên kết ba giữa hai nguyên tử N trong phân tử nitrogen có năng lượng liên kết rất lớn (945 kJ/mol) nên rất khó bị phá vỡ. Do đó, ở nhiệt độ thường phân tử nitrogen rất bền, khá trơ về mặt hoá học.

    Bài 2 trang 23

    Viết phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa và tính khử của nitrogen. Cho biết số oxi hóa của nitrogen thay đổi như thế nào trong các phản ứng hóa học đó.

    Lời giải:

    Nitrogen có tính oxi hoá:

    Mg(s) + N2(g) → Mg3N2(s) (số oxi hoá của N: 0 –> -3)

    H2(g)+N2(g) ⇌ NH3(g) (to,xt,p) (số oxi hoá của N: 0 –> -3)

    Nitrogen có tính khử

    N2(g)+ O2(g) ⇌ 2NO(g) (to) (số oxi hoá của N: 0 –> +2)

    Bài 3 trang 23

    Dựa vào giá trị năng lượng liên kết (Eb), hãy dự đoán ở điều kiện thường đơn chất nào (nitrogen, hydrogen, oxygen, chlorine) khó và dễ tham gia phản ứng hóa học nhất. Vì sao?

    a) N2(g) → 2N(g) Eb= 945 kJ/mol

    b) H2(g) → 2H(g) Eb=432 kJ/mol

    c) O2 (g) → 2O(g) Eb=498 kJ/mol

    d) Cl2 (g) → 2Cl(g) Eb= 243 kJ/mol

    Lời giải:

    Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền –> càng khó tham gia phản ứng hóa học

    Trong 4 đơn chất trên Cl2 dễ tham gia phản ứng hóa học nhất, N2 khó tham gia phản ứng hóa học nhất

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *