Giải bài tập Hóa học 10 Cánh diều Bài 1 trang 6, 7, 8, 9, 10 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời câu hỏi phần thảo luận và Luyện tập, Vận dụng trong SGK bài Nhập môn Hóa học.
Bạn đang đọc: Hoá học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học
Giải bài 1 Hóa 10 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Giải Hóa 10 Nhập môn Hóa học Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Giải Hoá 10 Bài 1: Nhập môn hóa học sách Cánh diều
Trả lời câu hỏi và thảo luận Hóa 10 bài 1 Cánh diều
Giải Vận dụng Bài 1 Hóa 10 Cánh diều
Giải Luyện tập Hóa 10 Cánh diều bài 1
Trả lời câu hỏi và thảo luận Hóa 10 bài 1 Cánh diều
Câu 1
Hãy kể tên một số chất thông dụng xung quanh em và cho biết cất đó tạo nên từ các nguyên tử của nguyên tố nào.
Trả lời:
- muối ăn (NaCl): được tạo nên từ nguyên tử nguyên tố Na và Cl.
- nước (H2O): được tạo nên từ nguyên tử nguyên tố H và O.
- FeO: được tạo nên từ nguyên tử nguyên tố Fe và O.
Câu 2
Hãy cho biết loại liên kết trong phân tử nước và trong muối ăn.
Trả lời:
- NaCl: liên kết ion.
- H2O: liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 3
Do cấu tạo khác nhau mà kim cương, than chì và than đá dù đều tạo nên từ những nguyên tử carbon nhưng lại có một số tính chất vật lí, hóa học khác nhau. Hãy nêu những tính chất khác nhau của chúng mà em biết.
Gợi ý đáp án
- Kim cương cứng và rắn, sáng.
- Than chì xốp, dễ bị bẻ vụn, đen, dễ bị đốt cháy
Câu 4
Hãy cho biết sự khác nhau giữa biến đổi hóa học và biến đổi vật lí.
Gợi ý đáp án
- Biến đổi vật lí: Thay đổi vật lí đề cập đến sự thay đổi trong đó các phân tử được sắp xếp lại nhưng thành phần bên trong của chúng vẫn như cũ.
- Biến đổi hóa học: Là một quá trình trong đó chất biến đổi thành một chất mới. có thành phần hóa học khác nhau.
Câu 5
Hãy nêu vai trò, ứng dụng mà em biết của nước và oxygen.
Gợi ý đáp án
– Nước: Nước chiếm tỉ lệ 70 – 80% trọng lượng cơ thể. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động cơ thể.
– Oxygen: mỗi người, mỗi ngày cần oxi để thở. Ngoài ra oxi phục vụ ngành công nghiệp hóa chất, luyện gang thép, y học,…
Câu 7. Vì sao cần liên hệ nội dung bài học hóa học với nội dung những môn học khác cũng như các thí nghiệm, quá trình thực tiến có liên quan? Nêu một ví dụ.
Gợi ý đáp án
Hóa học là môn học cần phải quan sát được hiện tượng thí nghiệm, dự đoán được hiện tượng, phân tích, giải thích được hiện tượng của các biến đổi hóa học trong lý thuyết và thực tế. Nên cần liên hệ hóa với nội dung môn khác ( như toán, lý,.. ) và thí nghiệm, quá trình thực tế.
Giải Vận dụng Bài 1 Hóa 10 Cánh diều
Vận dụng 1
Hãy nêu một số ví dụ về phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên và trong sản xuất hóa học. Vai trò và ứng dụng của chúng là gì?
Gợi ý đáp án
Ví dụ phản ứng hóa học xảy ra trong tự nhiên: Phản ứng quang hợp
6CO2 + 12H2O C6H12O6 + 6H2O + 6O2
Vai trò của phản ứng quang hợp:
+ Cung cấp khí oxygen cho quá trình hô hấp của động vật, thực vật và con người.
+ Chất hữu cơ được tạo ra (C6H12O6) là nguyên liệu sản xuất rất nhiều sản phẩm cho con người: Thuốc, thực phẩm, …
+ Điều hòa không khí: Cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2 và nước giúp điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính và đem lại bầu không khí mát mẻ, trong lành.
Vận dụng 2
Vì sao cần liên hệ nội dung bài học hóa học với nội dung những môn học khác cũng như các thí nghiệm quá trình thực tiễn có liên quan? Nêu một ví dụ
Vận dụng 3
Vì sao người ta thường dùng thuốc muối (NaHCO3) để làm giảm cơn đau dạ dày?
Gợi ý đáp án
Người ta thường dùng thuốc muối (NaHCO3) để làm giảm cơn đau dạ dày vì trong dạ dày chứa hydrochloric acid (HCl). Khi nồng độ acid này tăng cao ta sẽ bị đau dạ dày. Thuốc muối chứa NaHCO3sẽ phản ứng với HCl giúp giảm nồng độ HCl trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Vận dụng 4
Vì sao không được đốt than, củi trong phòng kín?
Gợi ý đáp án
Khi thiếu oxygen, than (carbon) sẽ xảy ra phản ứng: C + CO2 → 2CO
Khi vào cơ thể, khí CO kết hợp với hemoglonin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxygen của hemoglobin. Người ngộ độc có thể hôn mê, bất tỉnh, để lại di chứng về trí tuệ, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Vận dụng 5
Vì sao hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai?
Gợi ý đáp án
Hydrogen (H2 ) được coi là nhiên liệu của tương lai vì sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu này chỉ là nước tinh khiết mà không có chất thải nào gây hại đến môi trường, không phát thải khí CO2 gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Là nguồn năng lượng gần như vô tận và có thể tái sinh được.
Giải Luyện tập Hóa 10 Cánh diều bài 1
Vì sao khí thải chứa SO2 , NO2 ,.. cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như Fe3+, Cu2+ ,… ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho qua sữa vôi Ca(OH)2 ?
Gợi ý đáp án
Dùng Ca(OH)2 để xử lí sơ bộ khí thải hoặc nước thải vì nó chuyển hóa khí thành dạng muối kết, nước thải thành các kết tủa ít độc hại hơn, dễ thu gom, xử lí hơn.
- SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
- 4NO2 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + H2O
- Fe3+ + OH– → Fe(OH)3
- Cu2+ + OH– → Cu(OH)2