Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

Giải Hóa 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa trang 59→ 66 thuộc chương 3: Liên kết hóa học.

Bạn đang đọc: Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

Hóa 10 bài 10 Liên kết cộng hóa trị được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 bài 10 trang 59 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Hóa 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

    Giải bài tập SGK Hóa 10 trang 64

    Bài 1

    Trong phân tử iodine (I 2 ), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó, mỗi nguyên tử iodine đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?

    A. Xe

    B. Ne

    C. Ar

    D. Kr

    Gợi ý đáp án

    Đáp án A

    Bài 2

    Hydrogen sulfide (H 2 S) và phosphine (PH 3 ) đều là những chất có mùi khó ngửi và rất độc. Trình bày sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử các chất trên.

    – Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử H2S:

    + Nguyên tử S có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p4 cần 2 electron để đạt được cấu hình bền vững giống khí hiếm.

    + Nguyên tử H có cấu hình electron là: 1s1 cần thêm 1 electron để đạt được cấu hình giống khí hiếm.

    + Khi hình thành phân tử H2S, mỗi nguyên tử H sẽ góp chung 1 electron với nguyên tử S để tạo thành 2 cặp electron dùng chung.

    – Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử PH3:

    + Nguyên tử P có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p3 cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững giống khí hiếm.

    + Nguyên tử H có cấu hình electron là: 1s1 cần thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền vững giống khí hiếm.

    + Khi hình thành phân tử PH3, mỗi nguyên tử H sẽ góp chung 1 electron với nguyên tử P để tạo thành 3 cặp electron dùng chung.

    Bài 3

    Viết công thức Lewis của các phân tử CS2 , SCl2 và CCl4 .

    Gợi ý đáp án

    Phân tử CS2: Mỗi nguyên tử S sẽ góp chung 2 electron mới nguyên tử C tạo thành 4 cặp electron dùng chung:

    Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

    Phân tử SCl2: Mỗi nguyên tử Cl sẽ góp chung 1 electron với nguyên tử S để tạo thành 2 cặp electron dùng chung.

    Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

    Phân tử CCl4: Mỗi nguyên tử Cl sẽ góp 1 electron với nguyên tử C để tạo thành 4 cặp electron dùng chung.

    Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

    Bài 4

    Trình bày sự hình thành liên kết cho – nhận trong phân tử sulfur dioxide (SO2).

    Gợi ý đáp án

    + O và S đều có 6 electron ở lớp ngoài cùng, đều cần nhận thêm 2 electron để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm.

    + Khi hình thành phân tử SO2, một nguyên tử O góp chung 2 electron với nguyên tử S để tạo thành 2 cặp electron dùng chung. Nguyên tử O còn lại chưa được liên kết, trong khi đó nguyên tử S vẫn còn 2 đôi electron chưa tham gia liên kết, do đó nguyên tử S sẽ cho nguyên tử O chưa tham gia liên kết 1 cặp electron để dùng chung.

    + Công thức electron:

    Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

    Công thức cấu tạo:

    Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

    Bài 5

    Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử chlorine bằng sự xen phủ của các AO.

    Gợi ý đáp án

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử chlorine được biểu diễn trên các orbital như sau:

    Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

    Sự hình thành liên kết giữa hai nguyên tử chlorine là do sự xen phủ trục giữa hai AO p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử chlorine. Li ên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử chlorine là liên kết σ.

    Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

    Bài 6

    Sự xen phủ giữa hai orbital p trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết σ? Trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết π? Cho ví dụ

    Gợi ý đáp án

    Khi các nguyên tử liên kết với nhau, các AO phải được sắp xếp ở vị trí phù hợp. Chẳng hạn khi hình thành phân tử giữa hai nguyên tử, vị trí của các AO như sau:

    Khi đó, hai AO pz nằm dọc trên cùng một trục nên chỉ có thể xen phủ trục với nhau (chỉ tạo thành liên kết σ).

    Còn hai AO px (hoặc hai AO py) là song song nên chỉ có thể xen phủ bên với nhau (tạo thành liên kết π).

    Bài 7

    Cho biết số liên kết σ và liên kết π trong phân tử acetylene (C2H2).

    Gợi ý đáp án

    Phân tử C2H2 gồm 3 liên kết σ và 2 liên kết π. Cụ thể:

    Hóa học 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

    Bài 8

    Năng lượng liên kết của các hydrogen halide được liệt kê trong bảng sau:

    Hydrogen halide

    Năng lượng liên kết (kJ/mol)

    HF

    565

    HCl

    427

    HBr

    363

    HI

    295

    Sắp xếp theo chiều tăng dần độ bền liên kết trong các phân tử HF, HCl, HBr và HI

    Gợi ý đáp án

    Năng lượng liên kết là thước đo độ bền liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền.

    Sắp xếp theo chiều tăng dần độ bền liên kết: HI

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *