Hóa học 10 Bài 21: Nhóm halogen

Hóa học 10 Bài 21: Nhóm halogen

Giải Hóa 10 Bài 21: Nhóm halogen là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 104→110thuộc chương 7 Hóa 10.

Bạn đang đọc: Hóa học 10 Bài 21: Nhóm halogen

Hóa 10 Bài 21 trang 104 sách Kết nối tri thức được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 trang 104 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Hóa học 10 Bài 21: Nhóm halogen

    I. Trạng thái tự nhiên

    Câu hỏi: Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên.

    Gợi ý đáp án

    Muối NaCl, NaF làm thuốc chống sâu răng, AgBr dùng làm tráng phim ảnh, cồn iot dùng để sát trùng…

    II. Cấu tạo nguyên tử, phân tử

    Câu 1: Trong tự nhiên, các nguyên tố halogen tồn tại ở dạng hợp chất. Viết công thức một vài hợp chất của halogen thường được dùng trong thực tế.

    Gợi ý đáp án

    – Clo: NaCl có trong nước biển và đại dương, KCl có trong khoáng vật như KCl.MgCl2.6H2O và NaCl.KCl

    – Flo: Phần lớn có trong 2 loại khoáng vật là florit (CaF2) và criolit (Na3AlF6 hay AlF3.3NaF)

    – Brom: KBr, NaBr, MgBr2

    – Iot: tồn tại dưới dạng muối iotua như NaI, KI, trong tuyến giáp iot tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ như tetraiodothyronine hoặc triiodothyronine

    Câu 2: Nguyên tử halogen có thể nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại hoặc góp chung electron với nguyên tử phi kim.

    Gợi ý đáp án

    Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử NaCl và HCl để minh họa.

    – Phân tử NaCl: nguyên tử Na nhường 1 electron và nguyên tử Cl nhận 1 electron để đạt được cấu hình bền vững.

    – Phân tử HCl: : nguyên tử H nhường 1 electron và nguyên tử Cl nhận 1 electron để đạt được cấu hình bền vững.

    III. Tính chất vật lí

    Câu hỏi: Từ bảng 21.2, nhận xét xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các halogen và giải thích.

    Gợi ý đáp án

    Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng từ F2 đến I2 do:

    – Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.

    – Khối lượng phân tử tăng.

    IV. Tính chất hóa học

    Câu 1: Xác định chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng của sodium và iron với chlorine, dùng mũi tên chỉ rõ sự nhường electron từ chất khử sang chất oxi hóa.

    Gợi ý đáp án

    Phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl (t)

    Chất khử: Na, chất oxi hóa: Cl2.

    Na nhường electron sang Cl.

    – Phản ứng: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (t)

    Chất khử: Fe, chất oxi hóa: Cl2

    Fe nhường electron sang Cl.

    Câu 2: Một nhà máy nước sử dụng 5 mg Cl2 để khử trùng 1 L nước sinh hoạt. Tính khối lương Cl­2 nhà máy cần dùng để khử trùng 80 000 m3 nước sinh hoạt.

    Đổi 80 000 m3 = 8.107 dm3 = 8.107 L

    5 mg Cl2 để khử trùng 1 L nước

    x mg Cl2 để khử trùng 8.107 L nước

    => x = 5 x 8.107 = 4.108 (mg) = 400 kg

    Vậy cần 400 kg Cl2 để khử trùng 80 000 m3 nước sinh hoạt

    V. Điều chế chlorine

    Câu hỏi: Khi sản xuất chlorine trong công nghiệp, NaOH và H2­ được tạo thành ở cực âm. Còn Cl2 được tạo thành ở cực dương. Tại sao cần sử dụng màng ngăn xốp để ngăn cách hai điện cực?

    Gợi ý đáp án

    Nếu không có màng ngăn thì các chất ở cực dương và cực âm sẽ tác dụng với nhau tạo chất khác.

    Ví dụ: H2 + Cl2 → HCl

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *