Giải Hóa 10 Bài 22: Hydrogen halide Muối halide là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 112→116 thuộc chương 7 Hóa 10.
Bạn đang đọc: Hóa học 10 Bài 22: Hydrogen halide – Muối halide
Hóa 10 Bài 22 trang 112 sách Kết nối tri thức được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 trang 112 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Hóa học 10 Bài 22: Hydrogen halide – Muối halide
I. Hydrogen halide
Câu 1: Nêu xu hướng biến đổi độ dài liên kết trong dãy HX.
Gợi ý đáp án
Độ dài liên kết trong dãy HX tăng dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
Câu 2: Từ bảng 22.2, hãy nhận xét xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các halogen halide. Giải thích
Gợi ý đáp án
Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide tăng dần từ HCl đến HI, do:
– Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng.
– Khối lượng phân tử tăng.
II. Hydrohalic acid
Câu 1: Ở một nhà máy sản xuất vàng từ quặng, sau khi dung dịch chứa hợp chất tan của vàng chảy qua cột chứa kẽm hạt, thu được chất rắn gồm vàng và kẽm. Đề xuất phương pháp thu được vàng tinh khiết.
Gợi ý đáp án
– Để thu được vàng tinh khiết từ hỗn hợp vàng – kẽm. Ta cho hỗn hợp vào dung dịch HCl
=> Kẽm tác dụng với HCl, vàng không tác dụng với HCl
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Câu 2: Viết phương trình hóa học khi cho dung dịch hydrochloric acid lần lượt tác dụng với Fe, MgO, Cu(OH)3, AgNO3.
Gợi ý đáp án
Phương trình hóa học:
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
2HCl + MgO → MgCl2 + H2O
2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
Câu 3: Hydrochloric acid thường được dùng để đánh sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonate bám trên bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện. Ứng dụng này dựa trên tính chất hóa học nào của hydrochloric acid?
Gợi ý đáp án
– Hydrochloric acid thường được dùng để đánh sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonate bám trên bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện. Ứng dụng này dựa trên tính chất hóa học:
– Tính acid (có thể tác dụng với oxide, với kim loại, với muối).
III. Muối halide
Câu 1: Cho biết vai trò của NaBr và NaI khi tham gia phản ứng với sulfuric acid đặc.
Gợi ý đáp án
NaBr khử sulfuric acid đặc thành sulfur dioxide và NaI khử được sulfuric acid đặc thành hydrogen sulfide.
Câu 2: Vì sao không dùng trực tiếp nước biển làm nước uống, nước tưới cây?
Gợi ý đáp án
– Trong nước biển có nồng độ muối ăn khá cao, từ 3,1 – 3,5% mà thận người chỉ có thể điều tiết lượng muối trong cơ thể ở mức 0,9%
=> Nước biển rất mặn. Việc uống quá nhiều muối vào cơ thể sẽ khiến cho chúng ta mất nhiều nước hơn để thải chính lượng muối đó ra ngoài
Câu 3: Nước muối sinh lí thường được chia làm hai loại: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch và loại dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương.
a) Loại nào cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định bác sĩ?
b) Để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam muối ăn?
Gợi ý đáp án
a) Loại nước muối sinh lí dùng để tiêm vào tĩnh mạch cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì khi tiêm vào tĩnh mạch thì nước muối trực tiếp đi vào máu và đi khắp cơ thể.
b) Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi.