Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn – Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 43, 44 thuộc Chương 2 Hóa 10.

Bạn đang đọc: Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hóa 10 Bài 8 trang 43 sách Kết nối tri thức được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 trang 43 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Hóa học 10 Bài 8 trang 43 sách Kết nối tri thức

    I. Định luật tuần hoàn

    Câu 1

    Nêu một số tính chất của các đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chu kì để minh họa nội dung của định luật tuần hoàn.

    Gợi ý đáp án

    Trong một chu kì bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

    Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng.

    Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.

    Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

    Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.

    II. Ý nghĩa bảng tuần hoàn

    Câu 2 

    Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.

    a) Viết cấu hình electron của magnesium, nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và oxide, hydroxide chứa magnesium.

    b) So sánh tính kim loại của magnesium với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn.

    Gợi ý đáp án

    a) Nguyên tố magnesium thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn.

    Cấu hình electron của magnesium là 1s22s22p63s2.

    Mg có 2 electron lớp ngoài cùng nẳm ở nhóm IIA , là nguyên tố s nên Mg là nguyên tố kim loại.

    Oxide cao nhất (MgO) là basic oxide và base tương ứng Mg(OH)2 là base hoạt động yếu.

    b) Các nguyên tố lân cận với Mg là Na, Al, Be, Ca.

    Trong cùng chu kì 3, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) thì:

    Tính kim loại giảm dần theo thứ tự từ Na > Mg > Al.

    Trong một nhóm IIA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Be (Z = 4), Mg (Z = 12), Ca (Z = 20) thì:

    Tính kim loại tăng dần theo thứ tự từ Be

    Câu 3 

    Potassium là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật và con người. Nguyên tử potassium có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.

    a) Nêu vị trí của potassium trong bảng tuần hoàn.

    b) Nêu một số tính chất cơ bản của đơn chất và hợp chất chứa potassium.

    Gợi ý đáp án

    a) Nguyên tử potassium có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.

    Cấu hình electron hoàn chỉnh là: 1s22s22p63s23p64s1

    ⇒ Vị trí potassium thuộc ô số 19, chu kì 4, nhóm IA trong bảng tuần hoàn.

    b) Potassium (K) có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ Là kim loại.

    Oxide cao nhất (K2O) là basic oxide và base tương ứng (KOH) là base mạnh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *