Hóa học 12 Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime

Hóa học 12 Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime

Hóa 12 Bài 15 giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức về Polime và vật liệu polime. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 12 trang 76, 77.

Bạn đang đọc: Hóa học 12 Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime

Giải bài tập Hóa 12 bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.

Giải Hóa 12: Luyện tập Polime và vật liệu polime

      Bài 1

      Phát biểu nào sau đây không đúng?

      A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

      B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.

      C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp.

      D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

      Gợi ý đáp án

      Đáp án B.

      Bài 2 

      Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên?

      A. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ.

      B. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh.

      C. Cao su isoprene, tơ visco, nilon-6, keo dán gỗ.

      D. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat.

      Gợi ý đáp án

      Đáp án B.

      Bài 3

      Cho biết các monomer được dùng để điều chế các polime sau:

      Hóa học 12 Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime

      Gợi ý đáp án

      Hóa học 12 Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime

      Bài 4

      Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:

      a. PVC (làm vải giả da) và da thật.

      b. Tơ tằm và tơ axetat.

      Gợi ý đáp án

      a. Đốt hai mẫu tơ giả và tơ thật sau đó úp lên bề mặt ngọn lửa một phễu lọc có tẩm dung dịch AgNO3. Nếu mẫu thử nào có kết tủa trắng thì đó là PVC (làm da giả)

      PVC + O2 → HCl + …

      HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3

      Mẫu thử có mùi khét như tóc cháy, là da thật.

      b. Tơ tằm khi cháy có mùi khét như tóc cháy, còn tơ axetat thì không.

      Bài 5 

      a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau:.

      – Stiren → polistiren.

      – Axit ω-aminoentantic (H2N-[CH2]6COOH → polienantamit (nilon-7).

      b. Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn polime mỗi loại, biết rằng hiệu suất của hai phản ứng trên là 90%.

      Gợi ý đáp án

      a)

      – Stiren → polistiren.

      Hóa học 12 Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime

      Từ Axit ω-aminoentantic (H 2 N-[CH 2 ] 6 COOH → polienantamit (nilon-7))

      nH2N-[CH2]6 – COOH -> (NH- [CH2]6 – CO)n + H2O (2)

      Khối lượng polistiren được tạo ra là m = 1 tấn

      Vì H = 90% nên m = 1 tấn.100%/90% = 1,1(tấn)

      Khối lượng của polienantamit (nilon – 7) được tạo ra = 1 (tấn)

      vì H = 90% nên m = (1:127.145):0,9 = 1,27(tấn )

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *