Giải Hóa 12 Bài 2 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK và sách bài tập bài Lipit.
Bạn đang đọc: Hóa học 12 Bài 2: Lipit
Hóa 12 Bài 2 Lipit được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành. Giải bài tập Hóa học 12 bài 2 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Soạn Hóa học 12 Bài 2: Lipit
Giải SGK Hóa 12 bài 2 Lipit
Câu 1
Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho ví dụ minh họa?
Đáp án hướng dẫn giải
Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo, gọi chung là triglixerit.
Công thức cấu tạo chung của chất béo là:
trong đó R1, R2, R3 là gốc axit, có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Dầu ăn và mỡ động vật đều là este của glixerol và các axit béo. Chúng khác nhau ở chỗ:
+ Dầu ăn thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon không no, chúng ở trạng thái lỏng.
Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5
+ Mỡ động vật thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon no, chúng ở trạng thái rắn.
Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5
Câu 2
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là este của glixerol và các axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.
Gợi ý đáp án
– Đáp án C.
– Bởi vì: Dầu ăn là chất béo, còn mỡ bôi trơn là các hiđrocacbon.
Câu 3
Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các trieste có thể có của hai axit trên với glixerol.
Gợi ý đáp án
Câu 4
Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.
Gợi ý đáp án
Số mol KOH là: nKOH = 0,003. 0,1 = 0,0003 (mol)
Khối lượng KOH cần dùng là mKOH = 0,0003.56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)
Trung hòa 2,8 gam chất béo cần 16,8 mg KOH
=> Trung hòa 1 gam chất béo cần x mg KOH
=> x = 16,8 / 2,8 = 6
Vậy chỉ số axit của mẫu chất béo trên là 6.
Câu 5
Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
Gợi ý đáp án
Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7.
Phương trình hóa học
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
n(C17H35COO)3C3H5 = 1/890 mol.
nKOH = 3/890 .
Số mg KOH tham gia xà phòng hóa = (3x 56 x 103)/ 890 ≈ 188,8 mg
Chỉ số xà phòng hóa của chất béo tristearoylixerol là 188,8 + 7,0 = 195,8.
Giải sách bài tập Hóa 12 Bài 2
Bài 1.14; 1.15; 1.16
1.14. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là trieste của glyxerol và các monocacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh
B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.
D. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
1.15. Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
B. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật
C. Là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
D. Là chất rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
1.16.Khi thuỷ phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối C17H35COONa, CỊ5H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần và glixerol. Trong phân tử X có
A. 3 gốcC17H35COO.
C. 2 gốc C15H31COO.
B. 2 gốc C17H35COO.
D. 3 gốcC15H31COO.
Gợi ý đáp án
Chọn đáp án
1.14. D
1.15. B
1.16. C
Bài 1.17
Cho một lượng tristearin (triglixerit của axit stearic với glixerol) vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt đựng một lượng dư dung dịch NaOH, thấy chất trong cốc tách thành hai lớp; đun sôi hỗn hợp đồng thời khuấy đều một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất; để nguội hỗn hợp và thêm vào một ít muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hồn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, dưới là chất lỏng. Hãy giải thích quá trình thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học.
Gợi ý đáp án
Sản phẩm của phản ứng tan được trong nước nên thu được chất lỏng đồng nhất. Khi để nguội và thêm muối ăn vào hỗn hợp thì muối natri stearat nổi lên trên do nó nhẹ hơn lớp chất lỏng phía dưới. Muối ăn thêm vào nhằm làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và làm giảm độ tan của muối natri stearat.
Bài 1.18
Đun sôi 8,9 g triglixerit X là chất rắn trong duns dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam muối của axit béo X. Tính m và tìm công thức cấu tạo của X
Gợi ý đáp án
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,01 mol 0,03 mol 0,03 mol ← 0,01 mol
3R + 3.44 + 41 = 890 ⟹ R = 239.
Vì X rắn nên gốc R là gốc no: CnH2n + 1⟹ 14n + 1 = 239.
⟹ n = 17, Vậy X: (C17H35COO)3C3H5.
Khối lượng của muối: m = mX + mNa0H – mglixerol= 8,9+ 0,03.40-0,92 = 9,18 (g).
Bài 1.19
Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của axit linoleic (C17H31COOH).
a) Tìm công thức cấu tạo có thể có của triglixerit trên.
b) Tính a.
Gợi ý đáp án
a) n C3H5(OH)3= 0,01mol
X là triglixerit của glixerol với axit oleic và axit linoleic nên có công thức dạng (C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y, với x + y = 3.
Phản ứng của X với KOH:
(C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y + 3KOH → xC17H31COOK + yC17H33COOK + C3H5(OH)3
Từ pt: nC17H31COOK= x.n C3H5(OH)3= 0,01x mol = = 0,01 mol
→ x = 1 →y = 2
X có công thức cấu tạo: C17H31COOC3H5(OOCC17H33)2.
b) Ta có: nC17H33COOK = 0,02 mol ⟹ mC17H33COOK = 0,02.320 = 6,4 (g)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
a = (0,92 + 6,4 + 3,18)- 0,03.56 = 8,82 (g)
Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 bài 2 Lipit
I. Khái niệm
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.
Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
II. Cấu tạo
Gồm gốc axit béo (axit đơn chức có số C chẵn, mạch dài, không phân nhánh) + gốc hiđrocacbon của glixerol.
Axit béo: Các axit béo thường có trong chất béo là
axit stearic (CH3[CH2]16COOH),
Công thức cấu tạo của chất béo
trong đó R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Ví dụ:
(C17H35COO)3C3H5: tritearylglixerol (tritearin)
III. Tính chất vật lí
Nhẹ hơn nước, không tan trong nước
IV. Tính chất hóa học
- Phản ứng thủy phân trong môi trường axit
- Phản ứng thủy phân trong môi trường bazo (phản ứng xà phòng hóa)
- Phản ứng hidro hóa
- Chất béo có chứa các gốc axit béo không no có phản ứng cộng H2 vào nối đôi:
- Chất béo không no + H2 chất béo no
- Phản ứng oxi hóa