Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của Crom

Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của Crom

Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của Crom được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa trang 155. Đồng thời nắm vững kiến thức về vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí và hóa học của Crom.

Bạn đang đọc: Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của Crom

Giải bài tập Hóa 12: Crom và hợp chất của Crom giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.

Giải Hóa 12 Bài 34: Crom và hợp chất của Crom

    Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 bài 34

    I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

    Crom (Cr) ở ô số 24, thuộc nhóm VIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

    II. Tính chất vật lí

    Crom có màu trắng ánh bạc, là kim loại cứng nhất rạch được thủy tinh.

    III. Tính chất hóa học

    Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.

    Trong phản ứng hóa học, crom tạo nên các hợp chất trong đó crom có số oxi hóa từ +1 đến +6 (thường gặp +2, +3 và +6).

    1. Tác dụng với phi kim

    Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với flo. Ở nhiệt độ cao, crom tác dụng với oxi, clo, lưu huỳnh,…

    2. Tác dụng với nước

    Crom có độ hoạt động hóa học kém Zn và mạnh hơn Fe, nhưng crom bền với nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ. Do đó, người ta mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng crom để chế thép không gỉ.

    3. Tác dụng với axit

    Vì có màng oxit bảo vệ, crom không tan ngay trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng và nguội. Khi đun nóng màng oxit tan ra, crom tác dụng với axit giải phóng H và tạo ra muối crom(II) khi không có không khí.

    Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nguội.

    IV. Hợp chất của crom

    1. Hợp chất crom(III)

    a, Crom(III) oxit (Cr2O3)

    Là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước, dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

    Là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc.

    b, Crom(III) hiđroxit (Cr(OH)3)

    Là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước.

    Là một hiđroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

    Vì ở trạng thái số oxi hóa trung gian, ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa (trong môi trường axit) vừa có tính khử (trong môi trường bazơ).

    2. Hợp chất crom (VI)

    a, Crom(VI) oxit (CrO3)

    Là chất rắn, màu đỏ thẫm.

    Là một oxit axit, tác dụng với nước tạo ra axit. Những axit cromic này không tách ra được ở dạng tự do mà chỉ tồn tại trong dung dịch.

    Có tính oxi hóa mạnh.

    Giải bài tập Hóa 12 bài 34 trang 155

    Bài 1

    Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển hóa sau:

    Cr → Cr2O3 → Cr2(SO4)3 → Cr(OH)3 → Cr2O3

    Gợi ý đáp án

    (1) 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

    (2) Cr2O3 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + H2O

    (3) Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4

    (4) 2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O

    Bài 2 

    Cấu hình electron của ion Cr3+ là phương án nào?

    A.[Ar] 3d5

    B.[Ar] 3d4

    C.[Ar] 3d3

    D.[Ar] 3d2

    Gợi ý đáp án

    Đáp án C.

    Bài 3

    Các số oxi hóa đặc trưng của crom là phương án nào?

    A. +2, +4, +6.

    B. +2, +3, +6.

    C. +1, +2, +4, +6.

    D. +3, +4, +6.

    Gợi ý đáp án

    Đáp án B.

    Bài 4 

    Hãy viết công thức của một số muối trong đó nguyên tố crom

    a) Đóng vai trò cation.

    b) Có trong thành phần của anion.

    Gợi ý đáp án

    Muối mà crom đóng vai trò của cation: Cr2(SO4)3, CrCl3, CrSO4

    Muối mà crom có trong thành phần của anion: K2Cr2O7, Na2CrO4

    Bài 5 

    Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?

    Gợi ý đáp án

    2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2

    Số mol O2 là nO2 = 48 / 32 = 1,5(mol)

    Số mol Na2Cr2O7 nNa2Cr2O7= 2/3 x nO2 = 1(mol)

    Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *