Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Giải Hóa học 9 Bài 1 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit thuộc chương 1 Các loại hợp chất vô cơ.

Bạn đang đọc: Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Soạn Hóa 9 bài 1 Tính chất hóa học của oxit – Khái quát về sự phân loại oxit được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Giải Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

    Lý thuyết Hoá học 9 Bài 1

    1. Tính chất hóa học của Oxit bazơ

    a. Khái niệm:

    Oxit là một hợp chất hóa học mà trong hợp chất có chứa hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.

    Phân tích định nghĩa về oxit ta nên tập trung làm rõ những ý sau đây:

    – Oxit là một hợp chất hóa học.

    – Oxit là một hợp chất có chứa 2 nguyên tố.

    – Oxit là một hợp chất có chứa một nguyên tố oxi.

    Như vậy, để ghi nhớ được định nghĩa oxit là gì chúng ta phải nhớ oxit chắc chắn là một hợp chất hóa học mà hợp chất hóa học đó được cấu thành bởi hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố bắt buộc phải là oxi. Lưu ý ở đây chúng ta phải phân biệt được nguyên tố oxi chứ không phải là nguyên tử oxi các em nhé!

    b. Phân loại:

    Oxit bazơ tan: Na2O, K2O, BaO, CaO,…

    Oxit bazơ không tan: CuO, Fe2O3, MgO,…

    c. Tính chất hóa học của Oxit bazơ

    – Oxit bazơ tác dụng với nước H2O

    Một số Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)

    Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + H2O → Bazơ

    Ví dụ:

    BaO (r) + H2O (dd) → Ba(OH)2

    BaO + H2O (dd) → Ba(OH)2

    Một số oxit bazơ khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,…

    Oxit bazơ tác dụng với Axit

    Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước

    Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + Axit → Muối + H2O

    Ví dụ:

    CuO(r) + HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O

    BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

    – Oxit bazơ tác dụng với Oxit axit

    Một số oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

    Phương trình phản ứng: Oxit bazơ + Oxit axit → Muối

    Ví dụ:

    CaO + CO2 → CaCO3

    BaO + CO2 → BaCO3

    2. Tính chất hóa học của Oxit axit

    a. Khái niệm: Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit

    Ví dụ: SO3 tương ứng với bazơ H2SO4

    b. Tính chất hóa học của Oxit axit

    – Oxit axit tác dụng với nước H2O

    Nhiều Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

    Phương trình phản ứng: Oxit axit + H2O → Axit

    Ví dụ:

    SO3(k) + H2O(dd) → H2SO4 (dd)

    N2O5 + H2O(dd) → 2HNO3

    – Oxit axit tác dụng với Bazơ

    Oxit axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

    Phương trình phản ứng: Oxit axit + Bazơ → Muối + H2O

    Ví dụ:

    SO3 + Ca(OH)2 → CaSO4 + H2O

    Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

    – Oxit axit tác dụng với Oxit bazơ

    Một số oxit bazơ (là những oxit bazơ tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

    Phương trình phản ứng: Oxit axit + Oxit bazơ → Muối

    Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3

    3. Phân loại oxit

    Oxit được chia thành 4 loại:

    Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước

    + Bazơ không tan: CuO, FeO, MgO, Ag2O,…

    + Bazơ tan: Na2O, K2O, BaO, CaO

    Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

    Ví dụ: SO2, SO3, CO2, P2O5, N2O5

    Oxit trung tính: Còn được gọi là oxit không tạo muối, là oxit không tác dụng với axit, bazơ, muối.

    Ví dụ: N2O, NO, CO,…

    Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

    Ví dụ: Al2O3, ZnO, Cr2O3,…

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

    Giải bài tập Hóa 9 Bài 1

    Câu 1

    Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

    a) Nước.

    b) Axit clohiđric.

    c) Natri hiđroxit.

    Viết các phương trình phản ứng.

    Gợi ý đáp án

    a) Những oxit tác dụng với nước:

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    SO3 + H2O → H2SO4

    b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric:

    CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

    c) Những oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit:

    SO3 + NaOH → NaHSO4

    SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

    Câu 2

    Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau.

    Gợi ý đáp án

    Những cặp chất tác dụng với nhau từng đôi một:

    H2O + CO2 → H2CO3

    H2O + K2O → 2KOH

    2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

    KOH + CO2 → KHCO3

    K2O + CO2 → K2CO3

    Câu 3

    Từ những chất sau: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn một chất thích hợp điền vào các phản ứng:

    a) Axit sunfuric + … → kẽm sunfat + nước

    b) Natri hiđroxit + … → natri sunfat + nước

    c) Nước + … → axit sunfurơ

    d) Nước + … → canxi hiđroxit

    e) Canxi oxit + … → canxi cacbonat

    Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình phản ứng hóa học trên.

    Gợi ý đáp án

    a) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

    b) 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O

    c) H2O + SO2 → H2SO3

    d) H2O + CaO → Ca(OH)2

    e) CaO + CO2 → CaCO3

    Câu 4

    Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với:

    a) nước để tạo thành axit.

    b) nước để tạo thành dung dịch bazơ.

    c) dung dịch axit để tạo thành muối và nước.

    d) dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.

    Viết các phương trình phản ứng hóa học trên.

    Gợi ý đáp án

    a) CO2, SO2 tác dụng với nước tạo thành axit:

    CO2 + H2O → H2CO3

    SO2 + H2O → H2SO3

    b) Na2O, CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ:

    Na2O + H2O → 2NaOH

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    c) Na2O, CaO, CuO tác dụng với axit tạo thành muối và nước:

    Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

    CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

    d) CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:

    CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

    SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

    Câu 5

    Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng hóa học.

    Gợi ý đáp án

    Dẫn hỗn hợp khí CO2 và O2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm (dư) (Ca(OH)2, NaOH…) khí CO2 bị giữ lại trong bình, do có phản ứng sau:

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

    Hoặc CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

    Câu 6

    Cho 1,6g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

    a) Viết phương trình phản ứng hóa học.

    b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

    Gợi ý đáp án

    Khối lượng axit sufuric: Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

    Tính số mol: nCuO =Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

    a) Phương trình hóa học:  CuO + H 2 SO 4 → CuSO 4 + H 2 O

    lúc ban đầu:                          0,02      0,2               0               0 mol

    lúc phản ứng:                              0,02 → 0,02                     0,02

    Sau phản ứng:                                    0            0,18               0,02

    b) Dung dịch sau phản ứng có hai chất tan là H2SO4 và CuSO4 còn dư.

    Khối lượng dung dịch = mCuO + m dd H2SO4 = 1,6 + 100 = 101,6 g

    Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit C%, CuSO4 = frac{3,2 }{101,6} . 100% ≈ 3,15%” width=”274″ height=”21″ data-type=”0″ data-latex=”m_{CuSO_{4}} = 0,02 x 160 = 3,2 g => C%, CuSO4 = frac{3,2 }{101,6} . 100% ≈ 3,15%” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=m_%7BCuSO_%7B4%7D%7D%20%3D%200%2C02%20x%20160%20%3D%203%2C2%20g%20%3D%3E%20C%25%2C%20CuSO4%20%3D%20%5Cfrac%7B3%2C2%20%7D%7B101%2C6%7D%20.%20100%25%20%E2%89%88%203%2C15%25″>

    Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit C%, H2SO4 = frac{18,04}{101,6} . 100% ≈ 17,76%” width=”329″ height=”22″ data-type=”0″ data-latex=”m_{H_{2}SO_{4}} = 20 – (0,02 x 98) = 18,04 => C%, H2SO4 = frac{18,04}{101,6} . 100% ≈ 17,76%” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=m_%7BH_%7B2%7DSO_%7B4%7D%7D%20%3D%2020%20-%20(0%2C02%20x%2098)%20%3D%2018%2C04%20%3D%3E%20C%25%2C%20H2SO4%20%3D%20%5Cfrac%7B18%2C04%7D%7B101%2C6%7D%20.%20100%25%20%E2%89%88%2017%2C76%25″>

    Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1

    Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit axit?

    A. SO2, Na2O, N2O5

    B. SO2, CO, N2O5

    C. SO2, CO2, P2O5

    D. SO2, K2O, CO2

    Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ

    A. CO2, CaO, K2O

    B. CaO, K2O, Li2O

    C. SO2, BaO, MgO

    D. FeO, CO, CuO

    Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

    A. CaO, Na2O, SO2

    B. FeO, CaO, MgO

    C. CO2, CaO, BaO

    D. MgO, CaO, NO

    Câu 4. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?

    A. CO2, Na2O, SO3

    B. N2O, BaO, CO2

    C. N2O5, P2O5, CO2

    D. CuO, CO2, Na2O

    Câu 5. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?

    A. CaO, CuO, SO3, Na2O

    B. CaO, N2O5, K2O, CuO

    C. Na2O, BaO, N2O, FeO

    D. SO3, CO2, BaO, CaO

    Câu 6. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

    A. 4

    B. 5

    C. 6

    D. 3

    Câu 7. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

    A. 0,1M

    B. 1M

    C. 0,2M

    D. 2M

    Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng hết 10 gam dung dịch HCl 21,9%. Xác định công thức hóa học của oxit trên.

    A. FeO

    B. CaO

    C. MgO

    D. CuO

    Câu 9. Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là:

    A. 43,96% và 56,04%

    B. 56,33% và 43,67%

    C. 27,18% và 72,82%

    D. 53,63% và 46,37%

    Câu 10. Cho a gam SO3 tác dụng với một lượng nước lấy dư, thu được 2,94 gam axit. Giá trị của a là:

    A. 2,4

    B. 0,24

    C. 1,2

    D. 0,12

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *