Hoá học 9 Bài 12 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 9 chương 1 trang 41.
Bạn đang đọc: Hoá học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
Việc giải Hóa 9 bài 12 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
Lý thuyết Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
1. Các hợp chất vô cơ
2. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
Giải bài tập Hóa 9 Bài 12 trang 41
Câu 1
Một trong những thuôc thử nào sau đây có thể dùng phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat:
a) Dung dịch bari clorua.
b) Dung dịch axit clohiđric.
c) Dung dịch chì nitrat.
d) Dung dịch bạc nitrat.
e) Dung dịch natri hiđroxit.
Giải thích và viết phương trình hóa học.
Gợi ý đáp án
Thuốc thử b), dung dịch axit clohiđric.
– Dung dịch HCl tác dụng với Na2CO3 cho khí CO2 bay lên còn Na2SO4 không tác dụng.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
– Không nên dùng thuốc thử d), dung dịch AgNO3. Vì hiện tượng quan sát sẽ không rõ rệt: Ag2CO3 không tan và Ag2SO4 ít tan.
Câu 2
a) Cho các dung dịch sau đây phản ứng vời nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, dấu (0) nếu không có phản ứng:
NaOH | HCl | H2SO4 | |
CuSO4 | |||
HCl | |||
Ba(OH)2 |
b) Viết các phương trình hóa học (nếu có).
Gợi ý đáp án
NaOH | HCl | H2SO4 | |
CuSO4 | x | o | o |
HCl | x | o | o |
Ba(OH)2 | o | x | x |
b) Phương trình phản ứng:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2 SO4
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2 O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O.
Câu 3
Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:
Gợi ý đáp án
a) (1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 ↓ + 2FeCl3
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
(3) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4
(4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
(5) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(6) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.
b) (1) 2Cu + O2 2CuO
(2) CuO + H2 Cu + H2O
(3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
(5) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
(6) Cu(OH)2 CuO + H2O