Hoá học 9 Bài 19: Sắt

Hoá học 9 Bài 19: Sắt

Giải Hóa học 9 Bài 19 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Sắt và SBT Hóa 9 bài 19 thuộc chương 2 Kim loại.

Bạn đang đọc: Hoá học 9 Bài 19: Sắt

Soạn Hóa 9 bài 19 Sắt được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Hoá học 9 Bài 19: Sắt

    Lý thuyết Hoá 9 Bài 19: Sắt

    I. Tính chất vật lí của sắt

    • Màu xám trắng, có ánh kim
    • Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt (kém hơn Al)
    • Có tính dẻo, dễ rèn
    • Là kim loại nặng, nhiệt độ nóng chảy cao
    • Có tính nhiễm từ (bị nam châm hút)

    II. Tính chất hóa học của sắt

    a. Tác dụng với phi kim

    Với oxi: 3Fe + 2O2Hoá học 9 Bài 19: Sắt Fe3O4

    Với clo: 2Fe + 3Cl2Hoá học 9 Bài 19: Sắt 2FeCl3

    Với lưu huỳnh: Fe + S Hoá học 9 Bài 19: Sắt FeS

    Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.

    b. Tác dụng với dung dịch axit

    Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:

    2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

    Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội

    c. Tác dụng với dung dịch muối

    Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Giải SGK Hóa 9 Bài 19 trang 60

    Câu 1

    Sắt có những tính chất hoá học nào? Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

    Gợi ý đáp án

    a) Tác dụng với phi kim :

    Tác dụng với oxi : 3Fe + 2O2 → Fe3O4(to)

    Tác dụng với clo : 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(to)

    Lưu ý: Fe tác dụng với clo chỉ cho Fe (III) clorua (không cho Fe(II) clorua).

    b) Tác dụng với dung dịch axit: Sắt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng cho muối sắt (II) và giải phóng H2.

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Lưu ý: Fe tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho Fe (II) clorua (không cho Fe(III) clorua).

    Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

    c) Tác dụng với dung dịch muối:

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Sắt tác dụng với dung dịch muối sắt (II) và giải phóng kim loại mới.

    Câu 2

    Từ sắt và các hoá chất cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học để thu được các oxit riêng biệt: Fe3O4, Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có.

    Gợi ý đáp án

    a) 3Fe + 2O2 → Fe3O4

    b) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

    FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3

    2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

    Câu 3

    Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.

    Gợi ý đáp án

    Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư, nhôm bị hòa tan hết, còn sắt không phản ứng:

    2Al + 2NaOH + 2H2O -> 2NaAlO2 + 3H2

    Lọc bỏ dung dịch, chất rắn thu được là Fe.

    Câu 4

    Sắt tác dụng được với chất nào sau đây?

    a) Dung dịch muối Cu(NO3)2

    b) H2SO4 đặc, nguội;

    c) Khí Cl2

    d) Dung dịch ZnSO4

    Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện, nếu có.

    Gợi ý đáp án

    Sắt tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 và khí Cl2

    Fe + Cu(NO3)2 —> Fe(NO3)2 + Cu

    2Fe + 3Cl2 —> 2FeCl3

    Câu 5

    Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.

    a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối iượng chất rắn còn lại sau phản ứng.

    b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.

    Gợi ý đáp án

    a) Số mol CuSO4 = 1.0,01 = 0,01 mol

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Phản ứng: 0,01 0,01 -> 0,01 0,01 (mol)

    Chất rắn A gồm Cu và Fe dư, khi cho A vào dung dịch HCl dư chỉ có Fe phản ứng và bị hòa tan hết

    Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2

    Chất rắn còn lại là Cu = 0,01.64 = 0,64 gam

    b) Dung dịch В có FeSO4 + NaOH?

    FeSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Fe(OH)2

    Phản ứng: 0,01 → 0,02 0,01 0,01 (mol)

    VddNaOH = n/CM = 0,02/1 = 0,02 lít = 20ml

    Giải SBT Hóa 9 Bài 19

    Bài 19.1 

    Muối Fe (III) được tạo thành khi cho Fe tác dụng với dung dịch

    A. HNO3 (loãng, dư); B. H2SO4 loãng;

    C. HCl; D. CuSO4

    Lời giải:

    Đáp án A.

    Bài 19.2 

    Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng được với dung dịch Pb(NO3)2

    A. 1; B. 2; C. 3; D. 4.

    Lời giải:

    Đáp án C.

    Bài 19.3

    Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với kim loại

    A. Ag; B. Fe; C. Cu; D. Zn.

    Lời giải:

    Đáp án D.

    Bài 19.4

    a) Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất?

    b) Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại: sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.

    Lời giải:

    a) Al, Fe là kim loại hoạt động hoá học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.

    b) Dùng dung dịch kiềm (thí dụ NaOH):

    – Cho 3 kim loại tác dụng với dung dịch NaOH, kim loại nào tác dụng với NaOH cho khí H2 bay ra là Al.

    2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

    – Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, kim loại nào cho khí H2 bay ra là Fe, còn Cu không phản ứng.

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Bài 19.5

    Ở Việt Nam có những loại quặng sắt nào? Viết công thức hoá học và cho biết địa điểm của những loại quặng đó.

    Lời giải:

    Ở Việt Nam có loại quặng hematit (Fe2O3) ở Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên.. Vì vậy, nước ta đã xây dựng khu công nghiệp gang – thép ở Thái Nguyên…

    Bài 19.6

    Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển đổi hoá học sau:

    Lời giải:

    (1) 2Fe + 3Cl2to→ 2FeCl3

    (2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

    (3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

    (4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

    (5) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    (6) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

    (7) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O

    (8) FeSO4 + Zn → ZnSO4 + Fe

    Bài 19.7

    Có hỗn hợp bột kim loại gồm sắt và đồng. Trình bày phương pháp tách riêng mỗi kim loại.

    Lời giải:

    Cho hỗn hợp bột kim loại sắt và đồng vào dung dịch HCl, đồng không tác dụng. Đem lọc hỗn hợp sau phản ứng, ta được đồng và dung dịch nước lọc.

    Cu + HCl → không phản ứng.

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

    Cho Zn vào dung dịch nước lọc, sau phản ứng thu được Fe:

    Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

    Bài 19.8 

    Cho các kim loại sau: đồng, sắt, nhôm, bạc. Cho biết các kim loại thoả mãn những trường hợp sau:

    a) Không tan trong dung dịch axit clohiđric và dung dịch axit suníuric loãng.

    b) Tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch kiềm.

    c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối đồng.

    Lời giải:

    a) Đồng, bạc không tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng.

    b) Nhôm tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    2Al + 2NaOH + 2H20 → 2NaAlO2 + 3H2

    c) Sắt và nhôm đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối đồng:

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *