Giải Hóa học 9 Bài 29 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 6 câu hỏi trong SGK Hóa 9 trang 91 và trong SBT được nhanh chóng thuận tiện hơn.
Bạn đang đọc: Hóa học 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối Cacbonat
Soạn Hóa 9 bài 29 Axit cacbonic và muối Cacbonat được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.
Hóa học 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối Cacbonat
Lý thuyết Axit cacbonic và muối Cacbonat
A. AXIT CACBONIC (H2CO3)
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
– Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí CO2 tạo thành dung dịch axit cacbonic. Khi đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch
2. Tính chất hóa học
– H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 làm quỳ chuyển thành màu đỏ nhạt
– H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O
B. MUỐI CACBONAT
1. Phân loại
– Muối cacbonat được chia làm 2 loại là muối trung hòa và muối axit
– Muối trung hòa: Na2CO3, CaCO3
– Muối axit (hiđrocacbonat) có nguyên tố H trong gốc axit: NaHCO3, Ca(HCO3)2,…
2. Tính chất vật lí
* Tính tan
– Đa số các muối cacbonat không tan trong nước, chỉ có một số muối cacbonat tan được như Na2CO3, K2CO3, (NH4)2CO3,…
– Hầu hết các muối hiđrocacbonat đều tan trong nước như NaHCO3,Ca(HCO3)2,…
– Hầu hết muối cacbonat trung hòa không tan, như CaCO3, BaCO3, MgCO3…
3. Tính chất hóa học
a) Tác dụng với axit mạnh (HCl, HNO3, H,SO4,…) tạo muối mới + CO2
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
b) Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch bazơ tạo thành bazơ mới và muối mới
K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaCO3
KHCO3 + Ba(OH)2 → KOH + BaCO3 + H2O
2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
c) Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới
Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3↓
2NaHCO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3↓ + H2O + CO2
d) Bị nhiệt phân hủy
CaCO3 CaO + CO2
2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
*Chú ý: Các muối Na2CO3, K2CO3,… (muối cacbonat tan) không bị nhiệt phân
Riêng FeCO3 khi nung trong không khí hoặc trong điều kiện có khí oxi thì sẽ tạo ra oxit sắt (III)
4) Ứng dụng
– CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng,…
– Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..
– NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,…
Giải SGK Hóa 9 Bài 29 trang 91
Câu 1
Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.
Gợi ý đáp án
Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3
H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.
Câu 2
Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.
Gợi ý đáp án
MgCO3 có tính chất của muối cacbonat.
Tác dụng với dung dịch axit:
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O.
MgCO3 không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch muối và dung dịch bazơ.
Dễ bị phân hủy:
MgCO3 → MgO + CO2.
Câu 3
Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau:
Gợi ý đáp án
Các phương trình hóa học:
(1) C + O2 → CO2
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Câu 4
Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.
a) H2SO4 và KHCO3
b) K2CO3 và NaCl
c) MgCO3 và HCl
d) CaCl2 và Na2CO3
e) Ba(OH)2 và K2CO3
Giải thích và viết các phương trình hóa học.
Gợi ý đáp án
Những cặp chất tác dụng với nhau:
a) H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O
c) MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
d) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
e) Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 ↓ + 2KOH
Cặp chất không tác dụng với nhau: b).
Câu 5
Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.
Gợi ý đáp án
Phương trình hóa học của phản ứng:
nH2SO4 = 980/98 =10 mol
2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O
Theo pt: nCO2 = 2.nH2SO4 = 10 x 2 = 20 mol.
VCO2 = n. 22,4 = 20 x 22,4 = 448 lít.
Giải SBT Hóa 9 Bài 29
Bài 29.1
Trộn dung dịch X với dung dịch Y, Thấy xuất hiện kết tủa. Dung dịch X, Y là:
A. NaOH và K2SO4; B. K2CO3 và Ba(NO3)2;
C. KCl và Ba(NO3)2; D. Na2CO3 và KNO3
Lời giải:
Đáp án B. K2CO3 và Ba(NO3)2
PTHH: K2CO3 + Ba(NO3)2→ 2KNO3 + BaCO3↓
Bài 29.2
Dẫn khí cacbonic vào dung dịch natri hiđroxit. Sản phẩm có thể là chất nào? Giải thích
Lời giải:
Dẫn CO2 vào dung dịch NaOH có 3 trường hợp xảy ra:
a) CO2 + NaOH → NaHCO3
b) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
c) Cả hai phản ứng trên. Sản phẩm phản ứng là hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3.
Bài 29.3
Có những chất sau: NaHCO3, Ca(OH)2, CaCl2, CaCO3.
a) Chất nào tác dụng được với dung dịch HCl?
b) Chất nào tác dụng được với dung dịch Na2CO3?
c) Chất nào tác dụng được với dung dịch NaOH?
Viết các phương trình hoá học
Lời giải:
a) Các chất NaHCO3, Ca(OH)2, CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl.
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
b) Các chất CaCl2, Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3.
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
c) Chất NaHCO3 tác dụng với dung dịch NaOH.
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Bài 29.4
Có hỗn hợp bột CaCO3 và CaSO4. Nêu cách để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Viết các phương trình hoá học, nếu có.
Lời giải:
Cân lấy một lượng hỗn hợp, thí dụ 10 gam đem ngâm trong dung dịch HCl dư, khuấy nhẹ. Nếu không còn khí thoát ra, nghĩa là lượng CaCO3 đã tham gia hết, còn lại chất rắn là CaSO4. Lọc lấy chất rắn, rửa sạch. Nung chất rắn trong chén sứ, để nguội và cân. Đó là khối lượng CaSO4 khan. Từ đó ta tính được tỉ lệ phần trăm các chất trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 29.5
Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học sau:
Lời giải:
Các phương tình hóa học:
a)
(1) CaO + H2O → Ca(OH)2
(2) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(3) CaCO3to→ CaO + CO2
(4) CO2 + NaOH → NaHCO3
(5) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
b)
(1) MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O
(2) MgSO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + MgCO3
(3) MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
Bài 29.6
Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng sau:
(1) 2C + … → 2CO
(2) Fe203 + … → 2Fe + CO2
(3) CO2 + … → CaCO3 + H2O
Lời giải:
(1) 2C + O2to→ 2CO
(2) Fe2O3 + 3CO to→ 2Fe + 3CO2
(3) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O