Giải Hóa học 9 Bài 3 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Tính chất hóa học của axit thuộc chương 1 Các loại hợp chất vô cơ.
Bạn đang đọc: Hoá học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
Soạn Hóa 9 bài 3 Tính chất hóa học của axit được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập trang 14. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.
Giải Hóa 9: Tính chất hóa học của axit
Giải bài tập Hóa 9 Bài 3 trang 14
Câu 1
Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế magie sunfat.
Gợi ý đáp án
Phương trình hóa học:
Mg + H2SO4(loãng) → MgSO4 + H2
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
Câu 2
Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) Dung dịch có màu xanh lam.
c) Dung dịch có màu vàng nâu.
d) Dung dịch không có màu.
Viết các phương trình phản ứng.
Gợi ý đáp án
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch CuCl2.
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch FeCl3.
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Hoặc Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
d) Dung dịch không màu là các dung dịch MgCl2, AlCl3.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
Câu 3
Hãy viết các phương trình phản ứng trong mỗi trường hợp sau:
a) Magie oxit và axit nitric.
b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric.
c) Nhôm oxit và axit sunfuric.
d) Sắt và axit clohiđric.
e) Kẽm và axit sunfuric loãng.
Gợi ý đáp án
Phương trình hóa học của các phản ứng:
a) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
b) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
d) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
e) Zn + H2SO4(loãng) → ZnSO4 + H2 ↑ .
Câu 4
Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:
a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.
b) Phương pháp vật lí.
(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng).
Gợi ý đáp án
a) Phương pháp hóa học:
– Ngâm hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HCl dư.
– Phản ứng xong, lọc lấy chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc.
– Làm khô chất rắn, thu được bột Cu.
– Cân, giả sử ta cân được 7,2g. Từ đó suy ra trong hỗn hợp có 7,2g Cu và 10-7,2= 2,8g Fe
⇒ % Cu = (7,2/10).100% = 72% và % Fe = 100% – 72% = 28%
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Cu + HCl → không phản ứng.
b) Phương pháp vật lí:
Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilong mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần trên hỗn hợp bột ta cũng thu được 2,8g bột Fe.
Lý thuyết Hoá 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
I. Tính chất hóa học của axit
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu
– Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
– Trong hóa học, quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch axit.
2. Axit tác dụng với kim loại
– Dung dịch axit tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
Ví dụ:
3H2SO4(dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 (↑)
2HCl + Fe → FeCl2 + H2 (↑)
– Các kim loại Hg, Cu, Ag, Au, Pt …không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng.
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ: Axit + bazơ → muối + H2O
Ví dụ:
H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.
4. Axit tác dụng với oxit bazơ: Axit + oxit bazơ → muối + H2O
Ví dụ:
6HCl + Fe2O3 → FeCl3 + 3H2O
H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O
Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.
Ví dụ:
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
II. Axit mạnh và axit yếu
Dựa vào tính chất hóa học, axit được phân làm 2 loại:
+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…
+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…
III. Phương pháp điều chế trực tiếp
a) Đối với axit có oxi
Oxi axit + nước → axit tương ứng
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO3 + H2O → H2SO4
Axit + muối → muối mới + axit mới
BaCl + H2SO4 → BaSO4 + HCl
Một số PK rắn → axit có tính oxi hóa mạnh
b) Đối với axit không có oxi
Phi kim + H2 → hợp chất khí (Hòa tan trong nước thành dung dịch axit)
Halogen (F2, Cl2, Br2,…) + nước
2F2 + 2H2O → 4HF + O2 ↑
Muối + Axit → muối mới + axit mới
Ví dụ: Na2S + H2SO4 → H2S ↑ + Na2SO4
Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 3
Câu 1: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là
A. Mg
B. CaCO3
C. MgCO3
D. Na2SO3
Đáp án: A
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
Khí H2 nhẹ hơn không khí.
Câu 2: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Cu, Mg.
B. Zn, Fe, Cu.
C. Zn, Fe, Al.
D. Fe, Zn, Ag
Đáp án: C
Cu, Ag không phản ứng với H2SO4 loãng → đáp án C thỏa mãn.
Câu 3: Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là
A. CO2, SO2, CuO.
B. SO2, Na2O, CaO.
C. CuO, Na2O, CaO.
D. CaO, SO2, CuO.
Đáp án: C
Oxit bazơ + axit → muối + nước
CuO, Na2O, CaO là oxit bazơ (thỏa mãn).
Câu 4: Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong:
A. Zn
B. Na2SO3
C. FeS
D. Na2CO3
Đáp án: B
Câu 5: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
A. Chất khí cháy được trong không khí
B. Chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.
C. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống.
D. Chất khí không tan trong nước.
Đáp án: B
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
CO2 là khí không cháy, không duy trì sự cháy, sư sống.
Khí CO2 tan ít trong nước và làm đục nước vôi trong theo phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Câu 6: Cho phản ứng: BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2
X và Y lần lượt là:
A. H2SO4 và BaSO4
B. HCl và BaCl2
C. H3PO4 và Ba3(PO4)2
D. H2SO4 và BaCl2
Đáp án: B
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
Câu 7: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng. Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là:
A. 44,8 lít
B. 4,48 lít
C. 2,24 lít
D. 22,4 lít
Đáp án: B