Hóa học 9 Bài 33: Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Hóa học 9 Bài 33: Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng Hóa 9 bài 33 giúp các em học sinh biết cách tiến hành thí nghiệm về tính chất hóa học của nhôm và sắt. Từ đó biết quan sát, giải thích được các kết quả thí nghiệm.

Bạn đang đọc: Hóa học 9 Bài 33: Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Viết bản tường trình Hóa 9 bài 33 được biên soạn đầy đủ lý thuyết, cách làm và kết quả thí nghiệm. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Hoá 9 bài 33 Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

    A. Bản tường trình hóa học 9 bài 33

    Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao

    Dụng cụ hóa chất:

    Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, cốc thủy tinh, giá đỡ, ống dẫn khí,…

    Hóa chất: hỗn hợp đồng (II) oxit và cacbon, dung dịch Ca(OH)2,..

    Cách tiến hành:

    Lấy một ít (bằng hạt ngô) hỗn hợp đồng (II) oxit và cacbon (bột than gỗ) vào ống nghiệm.

    Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.

    Hiện tượng – giải thích:

    Sau khi đun nóng một thời gian, ta thấy phần đáy ống nghiệm bột màu đen (CuO + C) chuyển sang màu đỏ (Cu).

    2CuO + C Hóa học 9 Bài 33: Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng 2Cu + CO2

    Khí CO2 tạo thành được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 nên trong cốc chứa bị vẩn đục trắng:

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

    Kết luận:

    Cacbon có tính khử, có thể khử oxit kim loại thành kim loại.

    2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3.

    a. Các bước tiến hành thí nghiệm

    Lấy 1 muỗng CaHCO3 cho vào ống nghiệm khô, dàn đều.

    Lắp ống nghiệm 2 nằm ngang (miệng hơi chúc xuống) lên giá sắt.

    Đậy miệng ống bằng nút có ông dẫn khí xuyên qua (kiểm tra nút ống nghiệm và ống dẫn khí)

    Đưa đầu ống dẫn khí vào dung dịch nước vôi trong chứa trong ống nghiệm 2.

    Châm qua đèn còn hơ nóng đều ông nghiệm rồi tập trung đun hỗn hợp (ống nghiệm 1/3 ngọn lửa đèn).

    b. Kết quả thí nghiệm

    Hiện tượng: Lượng muối NaHCO3 giảm dần → NaHCO3 bị nhiệt phân.

    Phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng → có nước tạo ra.

    Dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục.

    Giải thích:

    2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2.

    Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.

    3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.

    Các phương án nhận biết 3 chất: NaCl, Na2CO3, CaCO3

    HCl

    Không có khí → NaCl

    Có khí → Na2CO3, CaCO3

    H2O

    Tan: Na2CO3

    Không tan: CaCO3

    Thao tác thí nghiệm:

    Đánh số các lọ hóa chất và ống nghiệm.

    Lấy 1 thìa mỗi chất vào ống nghiệm có số tương ứng.

    Nhỏ 2ml dd HCl vào mỗi ống nghiệm:

    • Nếu không có khí thoát ra → NaCl.
    • Có khí thoát ra → Na2CO3, CaCO3

    Lấy một thìa hóa chất trong 2 lọ còn lại cho vào ống nghiệm.

    Cho 2ml nước cất, lắc nhẹ:

    • Chất rắn tan → nhận ra Na2CO3
    • Chất rắn không tan → nhận ra CaCO3

    B. Lý thuyết liên quan bài thực hành Hóa 9 bài 33

    1. Tính chất hóa học của phi kim

    1.1. Tác dụng với kim loại

    Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit (nhiệt độ)

    Na + Cl2 → NaCl

    2Cu + O2 → 2CuO

    1.2. Tác dụng với hiđro

    Phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí (nhiệt độ)

    O2 + H2 → H2O

    H2 + Cl2 → HCl

    1.3. Tác dụng với oxi:

    Tạo thành oxit axit

    S + O2 → SO2

    2. Tính chất hóa học của Cacbon

    2.1. Tác dụng với oxi tạo thành cacbonđioxit

    C + O2 → CO2

    Tác dụng với oxit kim loại

    2CuO + C → 2Cu + CO2

    2.2. Tính chất hóa học của muối cacbonat

    Tác dụng với axit mạnh hơn axit cacbonic và tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2.

    Na2CO3 + 2HCl → NaCl + CO2 + H2O

    Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới

    NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

    Tác dụng với dung dịch muối tạo thành hai muối mới.

    Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

    C. Lưu ý trong quá trình làm và thực hành làm thí nghiệm

    Trong quá trình thực hành làm bài thí nghiệm, cũng như viết bài báo cáo thu hoạch. Các bạn học sinh lưu ý như sau:

    Nội dung Bản tường trình hóa học 9 bài 33. Thực hành tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng gồm có 3 thí nghiệm:

    • Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
    • Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
    • Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua

    Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:

    Nắm được nội dung tính chất của cacbon, cũng như muối cacbonat, muối clorua.

    Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

    Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

    + Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn

    + Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ….

    + Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *