Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Giải Hóa học 9 Bài 40 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 4 câu hỏi trong SGK Hóa 9 trang 129 được nhanh chóng thuận tiện hơn.

Bạn đang đọc: Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Soạn Hóa 9 bài 40 Dầu mỏ và khí thiên nhiên được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Chương 4: Hiđrocacbon nhiên liệu. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

    Lý thuyết Hóa 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

    I. Dầu mỏ

    1. Tính chất vật lí

    Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

    2. Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ

    Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu.

    Mỏ dầu thường có ba lớp:

    + Lớp khí ở trên, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, thành phần chính là metan (khoảng 75%)

    + Lớp dầu lỏng là một hỗn hợp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác

    + Dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước mặn.

    Dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và 1 số hợp chất khác

    3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

    Người ta khai thác dầu mỏ bằng cách khoan những lỗ khoan xuống giếng dầu. Đầu tiên dầu sẽ tự phun lên sau đó người ta bơm nước vào để đẩy dầu lên

    Khi chưng cất dầu mỏ, các sản phẩm được tách ra ở những nhiệt độ khác nhau như:

    + Khí đốt để đốt nhiên liệu

    + Xăng, dầu điezen, dầu mazut để chạy các động cơ xe máy, ô tô, tàu thủy…

    + Dầu để thắp sáng

    + Nhựa đường

    Cracking (bẻ gãy phân tử) để chế biến dầu nặng thành xăng và có các sản phẩm khí có giá trị trong công nghiệp như: Metan, etilen…

    Dầu nặng Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên Dầu thô + hỗn hợp khí

    II. Khí thiên nhiên

    Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất, khí thiên nhiên có thành phần chính là khí Metan (95%)

    Khi khai thác người ta sẽ khoan xuống mỏ khí, khí sẽ tự phun lên do áp suất ở mỏ khí lớn hơn áp suất khí quyển

    Khí thiên nhiên là nguyên liệu, nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

    III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam

    Dầu mỏ và khí thiên nhiên nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.

    Ưu điểm nổi bật của dầu mỏ nước ta là chứa ít lưu huỳnh

    Tuy nhiên, do chứa nhiều parafin, nên dầu mỏ nước ta dễ bị đông đặc

    Chúng ta đã khai thác dầu, khí ở Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông,…

    Khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ, khí thiên nhiên phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về an toàn đã đặt ra.

    Giải SGK Hóa 9 Bài 40 trang 129

    Câu 1

    Chọn những câu đúng trong các câu sau

    A. Dầu mỏ là một đơn chất.

    B. Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.

    C. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon.

    D. Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.

    E. Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: C và E

    Câu 2

    Điền những từ thích hợp vào các chỗ trống trong các câu sau

    a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được ………..

    b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành …………. dầu nặng.

    c) Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là …………

    d) Khí mỏ dầu có ………….. gần như khí thiên nhiên.

    Hướng dẫn giải

    a) xăng, dầu hỏa, và các sản phẩm khác

    b) crackinh

    c) khí metan

    d) thành phần

    Câu 3

    Để dập tắt xăng dầu cháy người ta làm như sau

    a) Phun nước vào ngọn lửa.

    b) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.

    c) Phủ cát vào ngọn lửa.

    Cách làm nào ở trên là đúng? Giải thích.

    Hướng dẫn giải

    • Cách làm đúng là b và vì ngăn không cho xăng dầu tiếp xúc với không khí
    • Cánh làm a là sai vì khi đó dầu loang nhanh trên mặt nước, gây cháy diện rộng hơn.

    Câu 4

    Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9 gam kết tủa.

    a) Viết các phương trình hoá học (biết N2, CO2 không cháy).

    b) Tính V (đktc).

    Gợi ý đáp án

    Phản ứng đốt cháy: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O (1)

    N2 và CO2 không cháy Khi được hấp thụ vào dung dịch, Ca(OH)2 có phản ứng sau:

    Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓+ H2O (2)

    Thể tích CH4 là: V/100 x 96 = 0,96 V

    Thể tích CO2 là: V/100 x 2 = 0,02 V

    Theo phản ứng (1) thể tích CO2 tạo ra là 0,96V

    Vậy thể tích CO2 thu được sau khi đốt là 0,96V + 0,02V = 0,98V

    Số mol CO2 thu được là (0,98V : 22,4)

    Theo (2) số mol CaCO3 tạo ra bằng số mol CO2 bị hấp thụ

    => nCO2 = 4,9 : 100 = 0,049 (mol)

    Ta có phương trình: (0,98V : 22,4) = 0,049

    => V = (22,4 x 0,049) : 0,98 = 1,12 (lít)

    Giải SBT Hóa học 9 Bài 40

    Bài 40.1 : Dầu mỏ có đặc điểm:

    A. Dễ tan trong nước.

    B. Không tan trong nước và nổi lên mặt nước.

    C. Không tan trong nước và chìm dưới nước.

    D. Có nhiệt độ sôi là 220°C.

    Lời giải:

    Đáp án B.

    Bài 40.2 : Thành phần chính của khí thiên nhiên là

    A. Metan.

    B. Metan và axetilen.

    C. Etilen và axetilen.

    D. Metan và Etilen.

    Lời giải:

    Đáp án A.

    Bài 40.3 : Dựa vào sơ đồ chưng cất dầu mỏ (tr. 127 SGK), hãy so sánh nhiệt độ sôi, khả năng bay hơi, phân tử khối của các chất có trong xăng với các chất có trong dầu hoả và các chất có trong dầu nhờn.

    Lời giải:

    – Nhiệt độ sôi của các chất:

    Trong dầu nhờn > trong dầu hoả > trong xăng.

    – Khả năng bay hơi của các chất:

    Trong xăng > trong dầu hoả > trong dầu nhờn.

    – Phân tử khối của các chất:

    Trong dầu nhờn > trong dầu hoả > trong xăng.

    Bài 40.4 : Phản ứng crăckinh ở dạng tổng quát được viết như sau:

    CnH2n+2crăcking→ CaH2a+2 + CbH2b

    Dựa vào phản ứng tổng quát, hãy viết các phương trình hoá học sau:

    C10H22crăcking→ C6H12 + ?

    C11H24crăcking→ C5H12 + ?

    C15H32crăcking→ C6H14 + ?

    Lời giải:

    Các phản ứng crăckinh

    C10H22crăcking→ C6H12 + C4H10

    C11H24crăcking→ C5H12 + C6H12

    C15H32crăcking→ C6H14 + C9H18

    Bài 40.5 : Nêu biện pháp xử lí môi trường trong các trường hợp sau:

    a) Tàu chở dầu gặp sự cố và dầu tràn ra biển.

    b) Dầu mỏ ngấm vào cát ở ven biển.

    Lời giải:

    a) Dùng phao để ngăn chặn dầu không cho loang rộng, sau đó dùng bơm hút nước và dầu nổi trên bề mặt vào thiết bị dùng để tách dầu ra khỏi nước.

    b) Xúc cát ngấm dầu đem rửa bằng nước. Khi đó, dầu nhẹ hơn nên nổi lên mặt nước và tách được dầu ra.

    Bài 40.6 : Em hãy kể một số tác hại của sự cố để dầu tràn ra biển.

    Lời giải:

    Một số tác hại khi dầu tràn ra biển:

    – Làm ô nhiễm nguồn nước biển.

    – Làm chết cá và các sinh vật sống trong nước biển.

    – Làm chết các loài chim kiếm ăn trên mặt biển.

    Bài 40.7 : Khi crăckinh pentan có công thức C5H12 ở điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với H2 là 20.

    Giả thiết khi crăckinh chỉ xảy ra phản ứng C5H12 → C2H6 + C3H6

    Tính hiệu suất phản ứng crăckinh.

    Lời giải:

    Theo bài khi crăckinh 1 mol pentan sẽ thu được hỗn hợp A có khối lượng 72 gam và

    MA = 20.2 = 40 (gam/mol)

    Vậy số mol khí trong A là: 72/MA = 72/40 = 1,8

    Theo phương trình hoá học cứ 1 mol C5H12 bị crăckinh sẽ tạo ra 2 mol khí.

    Vậy số mol pentan bị crăckinh là: 1,8 – 1 = 0,8 (mol)

    → Hiệu suất của quá trinh crăckinh là: H = 0,8/1 x 100% = 80%

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *