Thực hành Tính chất của Hiđrocacbon Hóa 9 bài 43 giúp các em học sinh biết cách tiến hành thí nghiệm nhận biết, phân biệt tính chất của Hiđrocacbont. Từ đó biết quan sát, giải thích được các kết quả thí nghiệm.
Bạn đang đọc: Hóa học 9 bài 43: Thực hành Tính chất của Hiđrocacbon
Viết bản tường trình Hóa 9 bài 43 được biên soạn đầy đủ lý thuyết, cách làm và kết quả thí nghiệm. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Hoá 9 bài 43 Thực hành Tính chất của Hiđrocacbon mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bản tường trình hóa học 9 trang 134
I. Báo cáo thực hành Hóa 9 bài 43
1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen.
Cách tiến hành:
Lắp ống nghiệm (có nhánh gắn với ống dẫn khi hình chữ Z) vào giá, đầu còn lại của ống dẫn khí ngập trong chậu thủy tinh chứa nước (chuẩn bị nút cao su vừa với miệng ống nghiệm)
Cho 1-2 mẩu đất đèn vào ống nghiệm có nhánh, nhỏ vài giọt nước vào, sau đó đậy miếng ống nghiệm bằng nút cao su.
Cho đầy nước vào ống nghiệ m và úp ngược trong chậu nước, luồn đầu ống dẫn khí vào miệng ống nghiệm, để khí axetilen sinh ra đẩy hết nước, sau đó lấy ống nghiệm ra và đậy lại bằng nút cao su.
Hiện tượng:
Có khí không màu thoát ra, không tan trong nước đẩy nước trong ống nghiệm ra ngoài.
Giải thích, phương trình hóa học: Vì CaC2 tác dụng với H2O
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
Kết luận: Trong phòng thí nghiệm điều chế axetilen bằng cách cho CaC2 tác dụng với H2O.
2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen.
1. Tác dụng với dung dịch brom.
Cách tiến hành:
Lắp ống nghiệm (có nhánh gắn với ống dẫn khí hình chữ L) vào giá, đầu còn lại của ống dẫn khí sục vào ống nghiệm chứa khoảng 2ml dung dịch Brom.
Cho 1 – 2 mẩu đất đèn vào ống nghiệm có nhánh, nhỏ vài giọt nước vào, sau đó đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su.
Hiện tượng:
Dung dịch brom có màu vàng nhạt dần.
Giải thích, phương trình hóa học:
Vì axetilen tác dụng với dung dịch brom.
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4.
2. Tác dụng với oxi phản ứng cháy.
Cách tiến hành:
Lắp ống nghiệm vào giá
Cho 1-2 mẩu đất đèn vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt nước vào, sau đó đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su (có gắn ống thủy tinh vuốt nhọn).
Để khí axetilen thoát ra vài giây rồi châm lửa đốt khí axetilen đang thoát ra.
Hiện tượng: Axetilen cháy với ngọn lửa màu xanh phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
Giải thích: Vì axetilen đã tác dụng với oxi trong không khí
Phướng trình hóa học
2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất vật lý của benzen
Cách tiến hành:
Cho 1ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ.
Cho tiếp 2ml dung dịch brom loãng vào ống nghiệm, lắc kĩ.
Sau đó để yên, quan sát màu sắc của dung dịch.
Hiện tượng: Khi cho benzen vào nước, benzen không tan, nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước.
Khi cho vài giọt dung dịch brom vào ống nghiệm thì dung dịch có màu vàng nâu nổi lên trên.
Giải thích: Vì benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước. Benzen tác dụng với nước brom tạo dung dịch màu vàng nâu
Phương trình hóa học
C6H6 (l) + Br2 (l) → HBr + C6H5Br (brom bezen)
B. Một số lưu ý trong quá trình làm bài thực hành
Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Bản tường trình hóa học 9 bài 14. Nội dung bài thực hành hóa học 9 bài 43 gồm 3 thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen
2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen
3. Thí nghiệm 3: Tính chất vật lí của benzen
Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:
Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:
+ Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn
+ Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ….
+ Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp.