Thực hành Tính chất của rượu và axit Hóa 9 bài 49 giúp các em học sinh biết cách tiến hành thí nghiệm nhận biết, phân biệt tính chất của rượu và axit. Qua đó biết quan sát, giải thích được các kết quả thí nghiệm.
Bạn đang đọc: Hóa học 9 bài 49: Thực hành Tính chất của rượu và axit
Viết bản tường trình Hóa 9 bài 49 được biên soạn đầy đủ lý thuyết, cách làm và kết quả thí nghiệm. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Hoá 9 bài 49 Thực hành Tính chất của rượu và axit mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Hóa học 9 bài 49: Thực hành Tính chất của rượu và axit
I. Tóm tắt lý thuyết liên quan
1. Tính chất của rượu
Phản ứng cháy:
C2H5OH + 3O2→ 2CO2 + 3H2O
Tác dụng với Na
2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2.
Tác dụng với axit axetic
C2H5OH + CH3COOH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O.
2. Tính chất của axit axetic
Dung dịch axit axetic làm quỳ tím đổi màu thành đỏ.
Tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo thành muối và nước.
CH3COOH + NaOH → H2O + CH3COONa (Natri axetat)
2CH3COOH + CaO → (CH3COO)2Ca + H2O
Tác dụng với kim loại giải phóng khí H2
2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2
Tác dụng với muối của axit yếu hơn
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
II. Báo cáo thực hành Hóa 9 bài 49
Họ và tên: ……………………………………………………………………………..
Lớp : ……………………………………………………………………………………..
1. Thí nghiệm 1: Tính chất của axit axetic
Dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ,…
Hóa chất: axit axetic, giấy quỳ, mảnh kẽm, mẩu đá vôi, bột đồng (II) oxit.
Cách tiến hành
Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm:
Ống 1: mẩu giấy quỳ tím,
Ống 2: mảnh kẽm,
Ống 3: mẫu đá vôi nhỏ
Ống 4: một ít đồng (II) oxit.
Cho tiếp 2ml axit axetic vào từng ống nghiệm.
Hiện tượng – giải thích
Hiện tượng:
Ống 1: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Ống 2: Bọt khí thoát ra từ mảnh kẽm.
Ống 3: Sủi bọt khí.
Ống 4: chất rắn tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam
Giải thích: Do axit axetic phản ứng với các chất theo phương trình hóa học
Ống 2: Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2.
Ống 3: CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.
Ống 4: CuO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu etylic và axit axetic
Dụng cụ, hóa chất:
Dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn…
Hóa chất: rượu etylic khan, axit axetic, axit sunfuric đặc, muối ăn bão hòa.
Cách tiến hành:
Cho vào ống nghiệm A 2ml rượu etylic khan, 2 ml axit axetic, nhỏ thêm từ từ khoảng 1ml axit sunfuaric đặc, lắc đều.
Lắp dụng cụ như hình:
Đun nhẹ hỗn hợp cho chất lỏng bay hơi từ từ sang ống B, đến khi chất lỏng trong ống A chỉ còn khoảng 1/3 thể tích ban đầu thì ngừng đun.
Lấy ống B ra, cho thêm 2ml dung dịch muối ăn bão hòa, lắc rồi để yên.
Hiện tượng – giải thích:
Hiện tượng: Hỗn hợp bốc hơi, ở ống nghiệm B có chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước nhẹ hơn nước.
Giải thích: Rượu etylic phản ứng với axit axetic tạo ra etyaxetat theo phương trình phản ứng:
C2H5OH + CH3COOH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O.
III. Một số lưu ý trong Thực hành tính chất của rượu và axit
Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:
Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:
+ Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn
+ Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ….
+ Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp.