Hoá học 9 Bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit

Hoá học 9 Bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit

Giải Hóa học 9 Bài 6 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit thuộc chương 1 Các loại hợp chất vô cơ.

Bạn đang đọc: Hoá học 9 Bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit

Soạn Hóa 9 bài 6 Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Giải Hóa 9: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit

    I. Dụng cụ hóa chất

    1. Dụng cụ

    Ống nghiệm, kẹp gỗ, công tơ hút, bình thủy tinh miệng rộng, muỗi lấy hóa chất.

    2. Hóa chất

    Mẫu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO, nước cất, quỳ tím, dung dịch phenolphatalein, photpho đỏ, quỳ tím, nước cất, dung dịch BaCl2, quỳ tím.

    3. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

    Phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo.

    Cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.

    Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

    Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.

    II. Tiến hành thí nghiệm

    1. Tính chất hóa học của oxit

    a. Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước

    Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) canxi oxit vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1- 2 ml nước. Quan sát hiện tượng xảy ra.

    Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. Màu của thuốc thử thay đổi như thế nào?

    Kết luận về tính chất hóa học của canxi oxit và viết phương trình hóa học

    Hiện tượng: Mẩu CaO tan trong nước tạo thành dung dịch Ca(OH)2 nước vôi trong

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, dung dịch phenolphatalein không màu chuyển thành màu hồng.

    Giải thích hiện tượng: Do oxit bazo (CaO) tan trong nước tạo thành dung dịch bazo và dung dịch bazo làm quỳ tím chuyển xanh, phenilphtalein (không màu thành màu hồng)

    * Kết luận: Oxit bazơ + nước → dung dịch bazơ

    b. Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước

    Cách tiến hành:

    Đốt một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ. Quan sát các hiện tượng.

    Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím. Nhận xét sự thay đổi màu của thuốc thử

    Kết luận về tính chất hóa học của diphotpho pentaoxit. Viết các phương trình hóa học

    Hiện tượng: Photpho cháy, sau khi cho nước vào thấy sản phẩm cháy tan trong nước tạo thành dung dịch.

    Phương trình hóa học:

    4P + 5O2Hoá học 9 Bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit 2P2O5

    P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

    Thử dung dịch bằng quỳ tím thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

    Giải thích hiện tượng: P cháy trong oxi tạo thành P2O5, sau đó P2O5 tan trong nước tạo thành dung dịch axit, dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ

    Kết luận: Oxit axit + nước → dung dịch axit

    2. Nhận biết các dung dịch

    Thí nghiệm 3: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4 (đánh số 1,2,3)

    Chọn thuốc thử:

    + Quỳ tím

    + Dung dịch BaCl2

    Các phương án nhận biết 3 chất: H2SO4, HCl, Na2SO4

    Phương án 1:

    H2SO4, HCl, Na2SO4

    + Quỳ tím

    Quỳ tím không đổi màu:

    Na2SO4

    Dung dịch làm Quỳ tím hoá đỏ: H2SO4, HCl

    + Dung dịch BaCl2xuất hiện kết tủa trắng:

    H2SO4: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl.

    Không phản ứng: HCl

    Đối với dạng bài tập này, các bạn học sinh có thể trình bày dưới dạng bảng dưới đây:

    H2SO4 loãng HCl Na2SO4

    Quỳ tím

    Quỳ tím hóa đỏ Quỳ tím hóa đỏ x
    Dung dịch BaCl2 kết tủa trắng x

    (x) là không phản ứng

    (-) đã nhận biết được hóa chất

    Phương trình hóa học

    BaCl2 + H2SO4→ BaSO4 ↓ + HCl

    Viết bản tường trình Hóa 9 bài 6

    Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích, phương trình phản ứng
    1. Phản ứng của canxi oxit với nước

    Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO vào ống nghiệm sau đó thêm dần 1 -2 ml nước.

    + Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphatalein.

    + Mẩu CaO nhão ra, tan trong nước tỏa nhiệt, tạo thành dung dịch Ca(OH)2

    + Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, dung dịch phenolphatalein chuyển thành màu hồng.

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    CaO chính là oxit bazơ, tác dụng với nước tạo thành bazơ

    2. Điphotpho pentaoxit tác dụng với nước

    Đốt một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

    + Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

    Photpho cháy, sau khi cho nước vào thấy sản phẩm cháy tan trong nước tạo thành dung dịch.

    + Thử dung dịch bằng quỳ tím thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

    4P + 5O2Hoá học 9 Bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit2P2O5

    P2O5+ 3H2O → 2H3PO4

    P2O5 là oxit axit, tác dụng với nước tạo axit

    3. Nhận biết 3 lọ dung dịch mất nhãn, mỗi lọ chứa: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4
    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    + Lấy ở mỗi lọ một giọt dung dịch nhỏ vào mẩu giấy quỳ tím

    + Lấy 1ml dung dịch axit đựng trong mỗi lọ vào 2 ống nghiệm. Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch BaCl2 vào mỗi ống nghiệm:

    + Nếu quỳ tím không đổi màu thì lọ số …đựng dung dịch Na2SO4.

    + Nếu màu qùy tím đổi sang đỏ, lọ số … và lọ số … đựng dung dịch axit.

    + Nếu trong ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ dung dịch ban đầu có số thứ tự… là dung dịch H2SO4:

    + Nếu trong ống nghiệm nào không có kết tủa thì lọ ban đầu có số thứ tự … là dung dịch HCl

    BaCl2 + H2SO4

    BaSO4 + 2HCl

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *