Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy được sáng tác năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm. Bài thơ Ánh trăng là một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao, vất vả đã qua của cuộc đời người lính.
Bạn đang đọc: Hoàn cảnh sáng tác bài Ánh trăng
Vậy bài thơ Ánh trăng sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ Ánh trăng ra đời năm bao nhiêu? Bài thơ Ánh trăng ra đời như thế nào? Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để củng cố kiến thức môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Hoàn cảnh sáng tác bài Ánh trăng – Mẫu 1
Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, được in trong tập thơ cùng tên. Tập thơ Ánh trăng được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
Hoàn cảnh sáng tác bài Ánh trăng – Mẫu 2
Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị (thành phố Hồ Chí Minh).
Bố cục bài thơ Ánh trăng
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Ba khổ thơ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ, ở hiện tại.
- Phần 2. Khổ thơ thứ tư: Tình huống gặp lại vầng trăng.
- Phần 3. Hai khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy
– Nguyễn Duy, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
– Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
– Sau năm 1975, ông chuyển vào làm báo Văn nghệ giải phóng.
– Từ năm 1977, Nguyễn Duy đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
– Ông còn được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973.
– Ông trở thành gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác.
– Một số tác phẩm: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1978), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990)…