Hoàn cảnh sáng tác Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Hoàn cảnh sáng tác Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá.

Bạn đang đọc: Hoàn cảnh sáng tác Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Vậy tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt được ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội dung của tác phẩm là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé.

Hoàn cảnh sáng tác Hồn Trương Ba, da hàng thịt

    1. Cuộc đời tác giả Lưu Quang Vũ

    • Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) sinh ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, quê ở thành phố Đà Nẵng.
    • Thời thơ ấu Lưu Quang Vũ ở vùng trung du Phú Thọ; năm 1954 ông về sống và đi học ở Hà Nội.
    • Ông từng tham gia quân đội thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
    • Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

    2. Sự nghiệp văn học của tác giả Lưu Quang Vũ

    • Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ khoảng những năm 60 của thế kỉ XX và từng được khá nhiều bạn đọc yêu mến, đến đầu những năm 80 thì chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu.
    • Chỉ trong bảy, tám năm ông đã sáng tác khoảng 50 kịch bản và hầu hết đều được dàn dựng. Kịch Lưu Quang Vũ đã chiếm lĩnh sàn diễn của rất nhiều nhà hát, đoàn nghệ thuật ở khắp mọi miền đất nước.
    • Nhiều vở kịch của ông đã đạt giải cao trong các kì hội diễn sân khấu lớn nhỏ: Sống mãi tuổi 17, Nàng Xi-ta, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Tôi và chúng ta,…

    3. Hoàn cảnh sáng tác Hồn Trương Ba, da hàng thịt

    Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ được viết từ năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần đầu ra mắt công chúng.

    Lưu Quang Vũ viết vở kịch này dựa trên một câu chuyện dân gian những đã có những thay đổi khá cơ bản. Trong truyện dân gian, nhân vật Trương Ba tiếp tục sống bình thường, hạnh phúc khi hồn được nhập vào thân xác anh hàng thịt. Ở đây, tác giả lại tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

    Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.

    Đoạn được học trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của Hồn Trương Ba.

    4. Bố cục Hồn Trương Ba, da hàng thịt

    Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.

    Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình.

    Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba.

    5. Giá trị nội dung Hồn Trương Ba, da hàng thịt

    Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết dấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *