Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Vợ Nhặt

Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Vợ Nhặt

Vợ Nhặt của Kim Lân được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung của tác phẩm là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm? Vì thế hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Vợ Nhặt

Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Vợ Nhặt

Việc nắm vững hoàn cảnh sáng tác Vợ nhặt có vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian, bối cảnh và giá trị nội dung của một tác phẩm. Nó cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tư tưởng, quan niệm mà tác giả muốn truyền đạt qua tác phẩm của mình. Chính vì vậy đây là kiến thức trọng tâm các em học sinh cần ghi nhớ nhé. Bên cạnh đó hoàn cảnh sáng tác Vợ nhặt các bạn xem thêm: phân tích nhân vật Thị, ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt, phân tích Vợ nhặt, phân tích nhân vật Tràng.

Hoàn cảnh sáng tác Vợ nhặt của Kim Lân

    1. Chủ đề sáng tác Vợ nhặt

    Tác phẩm đã phẩn ánh đời sống của những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra. Họ đã cưu mang đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến.

    2. Hoàn cảnh sáng tác Vợ nhặt ngắn gọn

    Truyện “Vợ nhặt” có tiền thân từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hòa bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện “Vợ nhặt”. Tác phẩm được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.

    3. Hoàn cảnh ra đời Vợ nhặt siêu ngắn

    Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), ông dựa vào một phần truyện cũ để viết truyện ngắn này.

    4. Hoàn cảnh sáng tác Vợ nhặt của Kim Lân

    Có thể nói, “Vợ nhặt” là truyện ngắn hay và đặc sắc làm nên tên tuổi của nhà văn Kim Lân được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Ban đầu có tên là “Xóm ngụ cư” nhưng đang viết dở tay thì bị thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ để viết lại truyện ngắn này. Truyện tái hiện lại bức tranh ảm đạm về nạn đói có một không hai năm 1945 ảm đạm, thê lương và đói nghèo. Lúc này, đất nước ta rơi vào hoàn cảnh thiếu lương thực trầm trọng, hàng triệu người dân chết đói, xã hội chìm trong những ngày tháng đen tối nhất, thông qua đó, tác phẩm đã phản ánh đời sống của những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra. Họ đã cưu mang đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến. Vợ Nhặt như tố cáo tội ác của thực dân, phản ánh cuộc sống thê thảm của nhân dân trong nạn đói.

    5. Tóm tắt Vợ nhặt

    Tóm tắt mẫu 1

    Tràng là chàng trai xấu xí sống với mẹ ở xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp, anh phải làm nghề kéo xe thóc thuê lên tỉnh để lấy tiền trang trải qua ngày. Ở đây, qua vài câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc, anh với cô thị đanh đá chỏng lỏn đã trở thành vợ chồng với nhau mà không cưới hỏi hay yêu đương gì. Cô thị theo không anh về làm vợ, trên đường về khác với vẻ đanh đá thường thấy, khi bị trêu, cô thị tỏ ra ngượng ngùng. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Khi bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng về đến nhà, bà vừa ngạc nhiên, sững sờ vì có người gọi mình là mẹ; vừa đau buồn, tủi hổ, xót thương vì con mình lấy vợ đúng lúc khó khăn nhất không biết có qua nổi giai đoạn này không và người ta lấy con mình vì cái đói, cái khổ. Gạt đi những giọt nước mắt đau buồn, bà động viên các con yêu thương nhau và lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống từ khi có nàng dâu thay đổi hoàn toàn, sự bừa bộn của căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, tươm tất. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn, mọi người ăn trong nghẹn ngào, không ai nói với ai câu nào. Cô thị kể những mẫu chuyện người đi phá kho thóc Nhật cho anh Tràng và bà cụ Tứ, tưởng chừng chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại là chìa khóa, mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai hứa hẹn sẽ tốt đẹp và no đủ hơn hiện tại.

    Tóm tắt mẫu 2

    Tràng – một người dân nghèo khổ sống cùng với mẹ già ở xóm ngụ cư. Một ngày nọ, trên đường kéo xe bò vào dốc tỉnh, Tràng tình cờ gặp gỡ với Thị. Chỉ với câu đùa và bốn bát bánh đúc, Thị đã đồng ý theo làm vợ và theo Tràng về nhà. Khi về đến nhà, bà mẹ của Tràng ban đầu rất ngạc nhiên, sau đó là đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu với một sự thương cảm sâu sắc. Sáng hôm sau, Tràng bỗng cảm thấy mình đổi khác. Anh cảm thấy mình có trách nhiệm hơn. Bữa cơm đầu tiên của nàng dâu mới chỉ có vài món ăn đơn giản và một nồi cháo cám mà bà mẹ nói đùa đó là chè khoán. Miếng cám chát, nghẹn cổ nhưng Tràng vẫn cùng vợ hướng về một cuộc sống đổi khác. Cuộc trò chuyện về tiếng trống thúc thuế kết thúc và trong óc Tràng hiện ra đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ bay phấp phới.

    Xem thêm: Tóm tắt Vợ nhặt

    6. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt

    Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. “Nhặt” đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

    Nhưng “vợ” lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Trong tác phẩm, gia đình Tràng từ khi có người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.

    Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

    7. Bố cục tác phẩm Vợ nhặt

    Có thể chia văn bản ra làm 4 phần:

    • Phần 1. Từ đầu đến “hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”: Tràng dẫn người nhợ nhặt về nhà.
    • Phần 2. Tiếp theo đến “đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về”: Tràng nhớ lại việc mình có được vợ.
    • Phần 3. Tiếp theo đến “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”: cuộc gặp gỡ của bà cụ Tứ và nàng dâu mới.
    • Phần 4. Còn lại: cuộc sống của nàng dâu mới ở nhà Tràng trong buổi sáng hôm sau.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *