Hoạt động trải nghiệm 10: Lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp

Hoạt động trải nghiệm 10: Lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp

Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 chủ đề 11: Lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi hoạt động trang 68→70.

Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 10: Lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp

Soạn Hoạt động trải nghiệm 10 trang 68→70 giúp các bạn học sinh hiểu được các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài giải Chủ đề 11: Lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Hoạt động trải nghiệm 10: Lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp

    Hoạt động 1

    Tìm hiểu thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo nghề liên quan đến nghề định lựa chọn

    Câu 1

    Chia sẻ hiểu biết của em về hệ thống trường đào tạo nghề liên quan đến nghề em định lựa chọn.

    Gợi ý đáp án

    Hiểu biết của em về hệ thống trường đào tạo nghề liên quan đến nghề em định lựa chọn (công nghệ thông tin):

    – Đại học Bách Khoa Hà Nội.

    – Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

    – Đại học FPT.

    – Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Câu 2

    Tìm hiểu những thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề em định lựa chọn.

    Gợi ý đáp án

    – Học sinh tìm hiểu những thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo nghề liên quan đến nghề em định lựa chọn

    Câu 3

    Nêu cách tìm hiểu thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo nghề liên quan đến nghề em định lựa chọn.

    Gợi ý đáp án

    Cách tìm hiểu thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo nghề liên quan đến nghề em định lựa chọn:

    – Gặp gỡ các anh chị đã học ở trường đó để hỏi về những vấn đề cần tìm hiểu.

    – Đọc thông tin tuyển sinh của các trường đào tạo ngành nghề đó.

    Hoạt động 2

    Tìm hiểu về tham vấn chọn nghề và định hướng học tập

    Câu 1

    Tìm hiểu cách tham vấn chọn nghề và định hướng học tập.

    Bước 1: Hãy dành thời gian cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

    Việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai là rất quan trọng vì công việc là một phần quan trọng của cuộc sống (cảm thấy mình có ích, thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho cộng đồng và xã hội, niềm vui sáng tạo trong công việc…).

    Bước 2 : Loại bỏ những vấn đề sai lầm khi chọn nghề

    Chọn nghề chỉ có ở bậc đại học, chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”, theo phong trào mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không, chọn nghề theo sự áp đặt hoặc rủ rê của người khác (cha mẹ, bạn bè, người yêu…), chọn nghề theo may rủi bằng những phương pháp ngẫu nhiên, chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình, chọn nghề mà không quan tâm đến điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội.

    Bước 3 : Xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào

    Bước 4: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

    Bạn đã lựa chọn được nghề nghiệp của mình. Bây giờ bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt tới trong nghề nghiệp đó và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó .bạn muốn trở thành một tiến sĩ hay một doanh nhân thành đạt? Bạn thích thu nhập cao hay cơ hội phát triển nghề nghiệp, cả hai, hay còn điều gì khác nữa? Hãy xem xét kỹ mình mong muốn điều gì ở tương lai.
    Bước 5: Cần tìm hiểu nhiều nhất về những ngành nghề mà mình lựa chọn

    – Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.

    – Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề.

    – Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó.

    – Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề.

    – Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học.

    – Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi

    – Học phí, học bổng.

    – Bằng cấp và cơ hội học lên cao.

    – Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.

    Câu 2

    Chia sẻ hiểu biết của bản thân về tham vấn chọn nghề và định hướng học tập.

    Gợi ý đáp án

    HS chia sẻ hiểu biết của bản thân về tham vấn chọn nghề và định hướng học tập theo gợi ý:

    – Mục đích, ý nghĩa của việc tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về chọn nghề và định hướng học tập.

    – Kể lại một số việc em và người tham vấn cho em đã thực hiện trong quá trình tham vấn.

    – Việc tham vấn chọn nghề và định hướng học tập đã giúp ích gì cho em.

    – Cảm nhận của em sau khi được tham vấn.

    Hoạt động 3

    Tìm hiểu cách lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo nghề/ nhóm nghề lựa chọn

    Câu 1

    Thảo luận cách lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo nghề/nhóm nghề lựa chọn.

    Gợi ý đáp án

    – GV chia học sinh thành các nhóm thảo luận cách lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo nghề/nhóm nghề lựa chọn

    Câu 2

    Chia sẻ kế hoạch.

    Gợi ý đáp án

    HS chia sẻ kế hoạch.

    – Học sinh nêu những nội dung cơ bản của kế hoạch học tập, rèn luyện: thời gian, hoạt động, mục tiêu, kết quả đạt được.

    – Việc lập và thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện giúp em hoàn thành được mục tiêu đề ra một cách khoa học, hiệu quả hơn.

    Hoạt động 4

    Trình bày một số thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo nghề em định chọn

    Câu 1

    Chia sẻ về nghề em sẽ lựa chọn.

    Gợi ý đáp án

    HS chia sẻ về nghề em sẽ lựa chọn theo gợi ý:

    – Tên nghề em sẽ lựa chọn.

    – Những thông tin em đã thu thập được về hệ thống trường đào tạo nghề em sẽ lựa chọn.

    – Mong muốn của em về nghề sẽ lựa chọn.

    Câu 2

    Tập hợp những thông tin đã tìm kiếm, thu thập được và viết thành báo cáo.

    Gợi ý đáp án

    Những thông tin đã tìm kiếm, thu thập được và viết thành báo cáo:

    – Tên trường đào tạo nghề em định lựa chọn.

    – Vị trí địa lí các trường muốn chọn.

    – Cơ hội hợp tác, trao đổi với các trường ở nước ngoài.

    – Học bổng, học phí.

    – Điều kiện tuyển sinh.

    – Mức độ uy tín.

    – Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

    Câu 3

    Chia sẻ báo cáo về hệ thống trường đào tạo nghề em định chọn.

    Gợi ý đáp án

    – Học sinh chia sẻ báo cáo về hệ thống trường đào tạo nghề em định chọn.

    – Lắng nghe ý kiến đóng góp từ các bạn và thầy cô, đưa ra định hướng phù hợp.

    Hoạt động 5

    Thực hành tham vấn chọn nghề và định hướng học tập

    Câu 1

    Em và các bạn chọn vấn đề đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc chọn nghề và định hướng học tập. Xung phong sắm vai người xin tham vấn.

    Gợi ý đáp án

    HS sắm vai người xin tham vấn về một số vấn đề như:

    – Thiếu thông tin về nghề nghiệp.

    – Thiếu thông tin về thị trường lao động.

    – Thiếu điều kiện tài chính để theo học nghề.

    – Bị gia đình phản đối.

    – Một số khó khăn từ phía xã hội.

    Câu 2

    Thực hành tham vấn.

    Lời giải

    – Chia nhóm, cùng thực hành xây dựng một buổi tham vấn.

    Việc rèn luyện các kỹ năng tham vấn cho sinh viên được thực hiện thông qua rất nhiều môn học, các hoạt động thực tế, thực tập trong chương trình đào tạo SV tâm lý học trường học. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học môn Tâm lý hướng nghiệp, quá trình rèn luyện kỹ năng tham vấn hướng nghiệp cho SV cần được thực hiện theo các bước:

    Bước 1, tổ chức hình thành cho SV những tri thức về hướng nghiệp, tư vấn, tham vấn hướng nghiệp ở trường THPT, các kỹ năng, kỹ thuật tham vấn hướng nghiệp. Trong quá trình giảng dạy môn tư vấn hướng nghiệp, giảng viên cần hình thành cho SV tri thức về hướng nghiệp ở trường phổ thông: Ý nghĩa, nhiệm vụ, nguyên tắc chọn nghề, các hình thức hoạt động hướng nghiệp, đối tượng hướng nghiệp, quy trình thực hiện một ca tư vấn hướng nghiệp… Ở giai đoạn này, SV cần nắm được về mặt lý luận tham vấn học đường. Đây là bước định hướng quan trọng, tạo điều kiện cho các bước sau diễn ra hiệu quả.

    Bước 2, tổ chức các hoạt động thực tiễn nghiên cứu về công tác tư vấn, tham vấn hướng nghiệp ở trường THPT cho SV. Ở giai đoạn này, giảng viên hình thành cho SV học tập với các dự án học tập đòi hỏi SV tìm hiểu thực tiễn về nhu cầu chọn nghề, nhu cầu tư vấn… đề xuất biện pháp tháo gỡ. Kết quả của các dự án nghiên cứu của SV được xây dựng thành các câu chuyện, tình huống chứa đựng những vướng mắc trong việc quyết định lựa chọn nghề nghiệp. GV yêu cầu SV thực hành theo nhóm, đóng vai nhà tham vấn trường học thực hiện các ca tư vấn, tham vấn mà mình đã xây dựng.

    Bước 3, tổ chức cho SV quan sát mẫu, lặp lại theo mẫu và làm các kỹ năng tư vấn hướng nghiệp theo hướng dẫn của giảng viên. Giai đoạn này giảng viên sẽ tổ chức cho SV thực hiện các bước kỹ năng tham vấn trong bài dạy mô phỏng, thực hành theo quy chuẩn. Kết quả của bước này giúp SV hình dung được các thao tác, hành động bộ phận của các kỹ năng và toàn bộ quy trình, kỹ thuật tham vấn hướng nghiệp.

    Bước 4, tổ chức tập luyện, rèn luyện kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho SV. Giảng viên yêu cầu SV sử dụng kết quả của các bước trên vận dụng vào một tình huống cụ thể cần trợ giúp trong những tình huống mới, khuyến khích SV lặp đi lặp lại trong những tình huống khác nhau theo trình tự từ dễ đến khó. Từ đơn giản đến phức tạp.

    Bước 5, tổ chức kiểm tra, đánh giá kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của SV. Việc này sẽ giúp SV luôn điều chỉnh kịp thời các thao tác hành động theo đúng nguyên tắc, quy trình trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng tư vấn hướng nghiệp.

    Câu 3

    Nêu nhận xét, rút kinh nghiệm và những điều học hỏi được sau khi quan sát cuộc tham vấn (sự chuẩn bị, thái độ khi được tham vấn, nội dung,….).

    Gợi ý đáp án

    Thông qua việc thực hành tham vấn, HS tự nhận xét, rút kinh nghiệm và những điều học hỏi được sau khi quan sát cuộc tham vấn (sự chuẩn bị, thái độ khi được tham vấn, nội dung,….).

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *