Hoạt động trải nghiệm 11: Thế giới nghề nghiệp

Hoạt động trải nghiệm 11: Thế giới nghề nghiệp

Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chủ đề 7: Thế giới nghề nghiệp sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nhiệm vụ trang 62→70.

Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 11: Thế giới nghề nghiệp

Soạn Hoạt động trải nghiệm 11 trang 62→70 giúp các bạn học sinh hiểu được cách phân loại các nhóm nghề cơ bản trong xã hội hiện nay. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là bài giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Chủ đề 7: Thế giới nghề nghiệp, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Hoạt động trải nghiệm 11: Thế giới nghề nghiệp

    Hoạt động 1

    Phân loại các nhóm nghề cơ bản trong xã hội hiện nay

    CH1. Tìm hiểu cách phân loại các nhóm nghề

    Trả lời

    Phân loại nhóm nghề theo nhóm năng lực nghề nghiệp (theo tổ chức Lao động quốc tế ILO)

    • Nhóm nghề ngôn ngữ
    • Nhóm nghề phân tích – logic
    • Nhóm nghề hình học – màu sắc – thiết kế
    • Nhóm nghề làm việc với con người
    • Nhóm nghề thể chất – cơ khí

    Phân loại nhóm nghề dựa trên đặc điểm, tính chất công việc (theo lí thuyết về nghề nghiệp của John Lewis Holland)

    • Kĩ thuật
    • Nghiên cứu
    • Nghệ thuật
    • Xã hội
    • Quản lí
    • Nghiệp vụ

    Phân loại nhóm nghề dựa trên cấp độ kĩ năng và kĩ năng chuyên môn (theo quyết định 34/2020/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2020 Ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam)

    CH2. Chọn một cách phân loại nhóm nghề và lập danh mục các nghề cơ bản theo cách phân loại nhóm nghề đó

    Trả lời

    Phân loại nhóm nghề theo nhóm năng lực nghề nghiệp (theo tổ chức Lao động quốc tế ILO)

    Nhóm nghề ngôn ngữ Biên dịch viên, phiên dịch viên,…
    Nhóm nghề phân tích – logic Phân tích tài chính, phân tích dữ liệu, phân tích thị trường,…
    Nhóm nghề hình học – màu sắc – thiết kế Nhà thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế nội thất,…
    Nhóm nghề làm việc với con người nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên phục vụ, nhân viên y tế,…
    Nhóm nghề thể chất – cơ khí thợ sửa xe, thợ cơ khí, thợ sửa chữa điện,…

    Hoạt động 2

    Khám phá đặc trưng, yêu cầu của các nhóm nghề cơ bản

    CH1. Thảo luận về đặc trưng của từng nhóm nghề trong xã hội theo danh mục nhóm nghề đã lập ở hoạt động 1

    Trả lời

    • Nhóm nghề nghiên cứu: Thường thực hiện việc quan sát, tìm tòi, khám phá, điều tra, phân tích, đánh giá hoặc giải quyết vần đề.
    • Nhóm nghề nghệ thuật: Thường xuyên làm việc với các vật thể liên quan đến hình khối, màu sắc, âm thanh.
    • Nhóm nghề xã hội: Thường xuyên tiếp xúc với con người trong các mối quan hệ xã hội
    • Nhóm nghề quản lí: Nhóm nghề quản lý liên quan đến các nghề có liên quan đến quản lý và điều hành các hoạt động của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

    CH2. Xác định yêu cầu của từng nhóm nghề trên

    Trả lời

    • Nhóm nghề nghiên cứu: Công việc đòi hỏi năng lực tư duy chính xác, tỉ mỉ.
    • Nhóm nghề nghệ thuật: Công việc đòi hỏi trí tưởng tượng, óc sáng tạo và trực giác.
    • Nhóm nghề xã hội: Công việc đòi hỏi năng lực giao tiếp, ứng xử và kiên trì, nhẫn nại.
    • Nhóm nghề kỹ thuật: yêu cầu các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, bao gồm khả năng đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật phức tạp và đưa ra quyết định có tính toàn vẹn cho thiết kế và sản xuất.
    • Nhóm nghề quản lí: đòi hỏi trí tuệ, khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc độc lập và tự quyết định

    Hoạt động 3

    Xác định ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động

    CH1. Chỉ ra biểu hiện của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động

    Trả lời

    Đảm bảo an toàn:

    • Thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ
    • Có hệ thống cảnh báo mất an toàn
    • Có quy định, hướng dẫn thực hiện an toàn lao động

    Đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp:

    • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí
    • Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế
    • Quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần của người lao động

    CH2. Trao đổi về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động

    Trả lời

    • Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động
    • Nâng cao năng suất lao động
    • Giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động gây ra

    Hoạt động 4

    Sưu tầm tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động

    CH1. Xác định nguồn tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động

    CH2. Giới thiệu tài liệu mà em đã sưu tầm được về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động

    CH3. Chia sẻ những suy nghĩ của bản thân về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động qua tài liệu được giới thiệu

    Hoạt động 5

    Phân tích yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của người lao động

    CH1. Thảo luận, phân tích những phẩm chất, năng lực của người lao động mà nhà tuyển dụng yêu cầu theo các mẫu thông tin tuyển dụng

    CH2. Xác định yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất, năng lực đối với người lao động thuộc ngành nghề mà em quan tâm

    CH3. Đóng vai nhà tuyển dụng để đưa ra yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người dự tuyển ở một số ngành nghề cụ thể

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *