Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 6: Công việc trong gia đình sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 39, 40.
Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 6: Công việc trong gia đình
Soạn Hoạt động trải nghiệm 6 trang 39, 40 giúp các bạn học sinh ghi lại những việc em cần chi tiêu mỗi tháng, từ đó biết lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Công việc trong gia đình, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Hoạt động trải nghiệm 6: Công việc trong gia đình
1. Xác định các khoản chi tiền khi số tiền hạn chế
– Xử lí tình huống sau: Tiết kiệm suốt một tháng, em mới đủ tiền để mua một cuốn sách mà em yêu thích. Nhưng các bạn rủ em đi ăn liên hoan vào ngày mai. Số tiền đó không thể đủ để chỉ tiêu cho cả hai việc.
– Chia sẻ cách xử lí của em.
Gợi ý trả lời
– Theo em để có đủ số tiền mua cuốn sách em từ chối khéo và không tham gia liên hoan cùng các bạn và sẽ hẹn các bạn vào lần sau.
2. Lập kế hoạch chỉ tiêu
– Giả định rằng em có 100.000 đồng để chi tiêu trong một tuần, hãy lập kế hoạch chi tiêu hợp lí theo mẫu gợi ý bên.
– Chia sẻ với bạn về kế hoạch chi tiêu của em.
Gợi ý trả lời
– Nếu em có 100.000 đồng mỗi tuần em sẽ có kế hoạch chi tiêu như sau:
+ Em sẽ dành ra 40 nghìn để ăn sáng trong một tuần trung bình mỗi ngày 5.000 đồng.
+ 60.000 còn lại em để mua những vật dụng cần thiết như bút chì, thước kẻ,..
3. Người tiêu dùng thông thái
Thảo luận về cách chi tiêu hợp lí.
Gợi ý trả lời
– Theo em cách chi tiêu hợp lí là:
+ Chỉ mua những vật dụng thực sự cần thiết. Không mua nhiều hoang phí.
+ Những vật dụng sử dụng hằng ngày đừng tiếc tiền mà mua hàng rẻ sẽ không sử dụng được lâu.
+ Làm một cuốn sổ tay chi tiêu theo ngày để xử lí chi tiêu một cách hợp lí.
+ Những gì cũ còn dùng được hãy giữ lại đôi lúc bạn sẽ cần đến nó.
4. Tham gia công việc trong gia đình
– Liệt kê những công việc trong gia đình cân phải làm hằng ngày.
– Xác định những công việc em có thể thực hiện.
– Lập kế hoạch thực hiện các công việc đó theo gợi ý:
Gợi ý trả lời
Công việc |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
Giặt quần áo |
Sáng |
|
Nấu cơm |
Trưa – tối |
|
Rửa bát |
Trưa tối |
|
Đi mua đồ. |
Chiều |
Đi siêu thị mua rau, cá |
Gấp quần áo |
Tối |
5. Ứng xử với những vấn đề nảy sinh trong gia đình
– Nêu cách giải quyết của em trong mỗi tình huống sau:
+ Bố hoặc mẹ đi làm về mệt mỏi.
+ Em hoặc anh (chị, em) của em không chịu học bài làm bố mẹ buồn.
+ Em hoặc anh (chị, em) của em không làm việc nhà khiến bố mẹ không vui.
– Thảo luận đề có được cách giải quyết hợp lí nhất.
Gợi ý trả lời
– Cách xử lí các tình huống:
+ Bố hoặc mẹ đi làm về, thấy bố mẹ mệt, em thể hiện sự quan tâm bằng việc nấu cơm cho mẹ, vắt cho bố, mẹ một cốc nước cam để bố mẹ bớt mệt mỏi.
+ Khuyên em và chị nên chăm chỉ học bài hơn không sẽ khiến bố mẹ buồn. Nói cho em hoặc chị biết rằng bố mẹ đã vất vả nuôi họ ăn học như thế nào.
+ Khuyên em và chị nên phụ giúp bố mẹ, vì bố mẹ đi làm về rất là mệt, giúp bố mẹ làm việc nhà cũng là thể hiện của một đứa con hiếu thảo.
6. Một số cách xử lí việc nhà hiệu quả
Tìm kiếm và chia sẻ một số cách xử lí việc nhà hiệu quả.
Gợi ý trả lời
– Đối với nhà cửa, cần lau với nước lau sàn cho thơm và sạch sẽ.
– Khi gương bị bẩn, cần phải lau với nước lau kính cho sáng.
– Chia thời gian làm công việc một cách hợp lí.
– Xử lí việc dễ trước rồi đến việc khó.
– Chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết trước khi bắt đầu.
– Trong lúc làm không bị phân tâm hiệu quả công việc sẽ cao hơn.