Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 6: Giữ gìn nghề xưa sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 53, 54, 55.
Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 6: Giữ gìn nghề xưa
Soạn Hoạt động trải nghiệm 6 trang 53 →55 giúp các bạn học sinh hiểu được sự cần thiết của các nghề truyền thống, từ đó tìm hiểu về nghề nghiệp truyền thống qua thơ ca, hò, vè. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Giữ gìn nghề xưa mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Hoạt động trải nghiệm 6: Giữ gìn nghề xưa
1. Giá trị của các nghề trong xã hội
Trao đổi về các nghề nghiệp khác nhau và giá trị của mỗi nghề trong xã hội.
Tranh luận theo chủ đề: Cần tôn trọng mọi nghề trong xã hội.
Gợi ý đáp án
Trong tất cả các ngành nghề, đều đáng nhận được sự tôn trọng, trong xã hội với nhiều những con người với các nhu cầu khác nhau, đòi hỏi khác nhau, như vậy để thỏa mãn tốt nhất cho tất cả mọi người, nghề bảo vệ được xem như làm dâu trăm họ.
Nói đến nghề cao quý, chắc hẳn chúng ta ai cũng sẽ nghĩ đến nghề giáo, đó là nghề cho những người dạy dỗ nên một con người có ích cho xã hội. Nhưng ngày nay, nghề giáo đã mất ích nhiều sự tín nhiệm, tin tưởng với nhiều hình ảnh tiêu cực như bảo mẫu đánh trẻ…Nghề cao quý còn phải kể đến nghề y, là những bác sĩ tận tâm cứu người, chữa bệnh hết lòng..
Thế nhưng nghề bảo vệ, với nhiệm vụ mang trật tự, và bình an cho xã hội, cho cộng đồng. Họ làm việc âm thầm, cần mẫn, khiêm nhường. Những thời gian mà chúng ta vui chơi, nghỉ ngơi, thì các anh các chú bảo vệ phải làm việc cần mẫn, mang trên mình trách nhiệm lớn đối với sự an toàn tài sản, con người tại mục tiêu.
Không ngại khó khăn, các người lính bảo vệ thay phiên nhau 24/24 để làm nhiệm vụ. Đối với họ, sự an toàn của khách hàng là nguồn động viên, an ủi cho họ hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó những nghề nghiệp như lao công, quét dọn, sửa chữa đều là những nghề đáng được trân trọng.
2. Tìm hiểu các nghề truyền thông
Thử ghép đúng tên địa danh với sản phẩm nghệ truyền thông tương ứng.
Tên địa danh Sản phẩm nghề truyền thống.
1. Đọi Tam: c. Trống
2. Làng Vòng: Cốm
3. Chuôn Ngọ: Khám trai:
4. Bát Tràng : gốm
5. Vạn Phúc : Lụa
6. Làng Chuông: e. Nón
7. Tuyết diêm : b. muối
8. Non Nước : i. đá mĩ nghệ
Gợi ý đáp án
1. Đọi Tam: c. Trống
2. Làng Vòng: Cốm
3. Chuôn Ngọ: Khám trai:
4. Bát Tràng : gốm
5. Vạn Phúc : Lụa
6. Làng Chuông: e. Nón
7. Tuyết diêm : b. muối
8. Non Nước : i. đá mỹ nghệ
3. Giới thiệu một số nghề truyền thống
Lựa chọn một làng nghề truyền thống đã tìm hiểu đề giới thiệu theo các gợi ý:
Địa danh,
Lịch sử hinh thành,
Sản phẩm.
Gợi ý đáp án
Giới thiệu làng nghề truyền thống:
Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông là 1 trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Làng lụa Vạn Phúc trước kia có tên gọi khác là Vạn Bảo. Do kị húy nhà Nguyễn nên làng đã được đổi tên thành Vạn Phúc. Năm 1931, lần đầu tiên lụa Vạn Phúc Hà Đông đã được quảng bá ra thị trường quốc tế tại hội chợ Marseille và đã được người Pháp đánh giá là 1 trong những dòng lụa tinh xảo, đẹp nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, tơ lụa Vạn Phúc đã được xuất sang những nước Đông Âu và cho đến nay lụa Hà Đông được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.
Đây là làng nghề dệt lụa truyền thống đã được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao tặng. Hơn nữa, làng lụa Hà Đông cũng là 1 điểm đến hấp dẫn cả du khách trong và ngoài nước. àng dệt lụa Vạn Phúc còn có tên gọi khác là làng dệt lụa Hà Đông thuộc phường Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội. Vốn tồn tại hơn 1000 năm, làng tơ lụa Vạn Phúc là 1 trong những làng dệt lụa đẹp nhất ở Việt Nam.
4. Giao lưu với người làm nghề truyền thống
Tham gia giao lưu với người làm nghề truyền thống ở địa phương theo gợi ý dưới đây:
Lý do dẫn họ đến với nghề truyền thống
Những khó khăn khi làm nghề
Yêu cầu về phẩm chất kĩ năng
Tình cảm của họ đối với sản phẩm làm ra.
Gợi ý đáp án
Giao lưu với nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm thường xuyên trao đổi, hướng dẫn người làm nghề phương pháp tạo ra sản phẩm lụa tốt nhất ở làng Vạn Phúc. Con dâu cụ Triệu Văn Mão, Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm, người từng được vinh danh là 1 trong 10 công dân Ưu tú Hà Nội năm 2015, hiện là chủ Xưởng dệt lụa Triệu Văn Mão, kể:”Bố tôi là người tâm huyết và rất yêu nghề. Bố tôi đạt được nhiều giải thưởng cao quý như Tinh hoa Việt Nam. Bố tôi từng làm sản phẩm lụa Vân 1.000 năm Thăng Long để thành phố Hà Nội làm quà tặng dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trên sản phẩm lụa Vân thể hiện đầy đủ ý nghĩa của Thăng Long – Hà Nội. Vân là mây, Thăng Long là Rồng, có Khuê Văn Các là biểu tượng của Hà Nội. Tôi rất tự hào và đó là động lực để cho tôi say mê với nghề.”
5. Triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống
Tham gia triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống của địa phương.
Gợi ý đáp án
Ví dụ như Hà Nội có triển lãm tranh Vân Hồ.
6. Tìm hiểu về nghề truyền thống qua thơ ca, hò, ve
Các nhóm thi tìm thơ ca, hò, ve về làng nghề truyền thống.
Gợi ý đáp án
Chàng đi trấn chốn phương xa
Nhớ chăng dải đất Cầu Huê quê mình
Bến trăng sóng nước lung linh
Tấm nâu thiếp nhuộm tình riêng Huê Cầu.
Muốn ăn bún sốt, lòng tươi,
Có con thì gả cho người làng Đông
7. Khám phá sự phù hợp của cá nhân với nghề truyền thống
Tìm hiểu về sự liên hệ giữa tính cách, hứng thủ của bản thân với các nghề truyền thống.
Chia sẻ kết quả tìm hiểu vẻ những nghề truyền thống có thể phù hợp với tính cách và hứng thú đó.
Gợi ý đáp án
Em cảm thấy mình thích hợp với làng lụa Vạn Phúc. Bởi từ nhỏ em đã rất quen thuộc với các loại vải, lụa dể may quần áo. Bản thân em cũng rất yêu thích cái đẹp, rất thích những tấm lụa ướm lên người có thể may lên những bộ váy xinh đẹp.
8. Tim kiếm nghệ nhân tương lai
Đóng vai người tuyên dụng và người tham gia tuyển dụng cho nghề truyền thông đề tìm hiểu về những yêu cầu cơ bản của nghệ truyền thống ở địa phương theo gợi ý:
Người tuyển dụng nêu ra các yêu cầu cơ bản của nghề truyền thông mình đang cần tuyển người.
Người tham gia tuyển dụng tìm cách thuyết phục “người tuyển dụng” vẽ sự phù hợp của bạn thân mình với các yêu cầu của nghề truyền thông.
Công bố kết quả tuyển dụng và tóm tắt các yêu câu cơ bản của nghề truyền thông địa phương.
Gợi ý đáp án
Câu hỏi tuyển dụng:
Bạn biết gì về làng lụa vạn phúc?
Gợi ý đáp án Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm có lịch sử phát triển lâu đời. Các sản phẩm tơ lụa của làng Vạn Phúc đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một nét đẹp văn hóa làng nghề truyền thống Việt Nam.
Những sản phẩm của lụa vạn phúc được làm ra như thế nào?
“Đầu tiên là người ta cho kén tằm vào xoong đun sôi lên, sau đó lấy đũa khoắng đều rồi lọc cho vào vay. Sau đó guồng tơ ra ống để mắc cửu nối vào khung dệt và dệt. Mỗi người một công đoạn, người dệt, người guồng tơ, người suốt, người thì mắc cửi dệt, dệt xong rồi nhuộm. Bình quân mỗi ngày dệt được 5 đến 6 m vải..”
Lụa Vạn Phúc có điểm gì khác những nơi khác?
Lụa Vạn Phúc là loại lụa được dệt nên từ chất liệu tơ tằm tự nhiên, mang nét mềm mại, mịn óng, tinh tế, đạt đến độ hoàn mỹ. Hoa văn bao giờ cũng trang trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phóng khoáng, dứt khoát. Các sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại và có tiếng là bền và đẹp.
Bạn sẽ làm gì để phát triển lụa Vạn Phúc nếu bạn nhận được công việc này?
Nếu nhận được công việc này tôi sẽ quảng bá lụa Vạn Phúc đến với công chúng và khách du lịch nhiều. Ngoài ra nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Cảm ơn Bạn!
9. Chúng em và nghề truyền thống
Trình bảy suy nghĩ về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống.
Gợi ý đáp án
Trước tình trạng nhiều làng nghề đang bị mai một, những người trẻ tuổi – là tương lai của đất nước, nắm trong tay vận mệnh dân tộc càng cần phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống đó.
Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống, đồng thời, thay vì sử dụng nhiều vật dụng hiện đại không cần thiết, người trẻ có thể sử dụng chính những sản phẩm thủ công của người lao động nước ta. Bên cạnh đó, tuyên truyền và giới thiệu những sản phẩm truyền thống của dân tộc đến bạn bè quốc tế cũng là một việc làm có ý nghĩa;
10. Quảng bá cho nghề truyền thống
Các nhóm sáng tác thông điệp, truyền thông để quảng bá cho nghề truyền thống.
Gợi ý đáp án
Thông điệp: ” Gốm Bát Tràng tinh xảo đến từng centimet”