Hoạt động trải nghiệm 6: Trở thành người lớn

Hoạt động trải nghiệm 6: Trở thành người lớn

Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6: Trở thành người lớn giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học thuộc chủ đề 2 Em đang trưởng thành.

Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 6: Trở thành người lớn

Soạn Hoạt động trải nghiệm Lớp 6 Cánh diều Trở thành người lớn được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em biết cách xây dựng tình huống và thảo luận cách xử lí tình huống phù hợp.

Hoạt động trải nghiệm 6: Trở thành người lớn

    1. Những thay đổi mới của bản thân

    – Em hãy chia sẻ với bạn về những thay đổi của bản thân theo các gợi ý dưới đây:

    + Những thay đổi của bản thân em so với lúc còn là học sinh tiểu học: Chiều cao, vóc dáng, khuôn mặt, giọng nói, sở thích;

    + Những đặc điểm mà em thấy hài lòng về bản thân.

    – Hãy mô tả bản thân em thông qua ô cửa về bản thân theo gợi ý:

    + Trang trí ô cửa bằng những từ hoặc hình ảnh nói về đặc điểm của bản thân: Đặc điểm ngoại hình, sở thích, tính cách, thói quen, ước mơ.

    + Chia sẻ các ô cửa đó và chỉ ra các đức tính của bản thân.

    Gợi ý đáp án

    – Những thay đổi của bản thân em so với lúc còn là học sinh tiểu học:

    + Chiều cao: Em cảm thấy mình cao hơn so với tiểu học.

    + Vóc dáng: Em gầy hơn và cân đối hơn.

    + Khuôn mặt: Trắng hơn và chững chạc hơn.

    – Giọng nói, sở thích: Giọng nói trưởng thành hơn, em phát hiện ra nhiều sở thích của bản thân như thích hát, thích đàn.

    – Những đặc điểm mà em thấy hài lòng về bản thân:

    + Em trưởng thành trong suy nghĩ hơn, đã biết giúp đỡ bố mẹ trong việc nhà.

    + Có ý thức tự giác trong việc học, không cần bố mẹ phải đốc thúc nhắc nhở nữa.

    2. Phát huy điểm tốt của bản thân

    – Vẽ bàn tay theo mẫu và điền vào mỗi ngón tay một nội dung sau:

    + Ngón cái: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy hài lòng:

    + Ngón trỏ: Một mục tiêu mà em đặt ra trong năm học này,

    + Ngón giữa: Một điều em mong ước về bản thân,

    + Ngón áp út: Một điều quan trọng với em,

    + Ngón út: Một đặc điểm của bản thân mà em thấy chưa hài lòng.

    – Chia sẻ với các bạn những điểm tốt của em.

    Gợi ý đáp án

    Ngón cái: Trở thành một người chăm chỉ, hoà đồng với bạn bè

    Ngón trỏ: mục tiêu của em trong năm học này là được học sinh giỏi.

    Ngón giữa: Em muốn bản thân học tốt hơn.

    Ngón áp út: Gia đình trở thành một điều quan trọng nhất với em.

    Ngón út: Em vẫn còn học yếu môn toán em sẽ cố gắng trau dồi hơn.

    3. Chân dung của em trong tương lai

    – Hãy hình dung khi trở thành người lớn em sẽ là người thế nào?

    – Em có những điểm tốt nào để thực hiện mong muốn đó?

    – Em có những điểm nào cần điều chỉnh?

    Gợi ý đáp án

    Gợi ý 1:

    – Khi trở thành người lớn em sẽ là một cô giáo dạy văn, truyền thụ kiến thức cho các em học sinh.

    – Em thể nói năng lưu loát, chăm chỉ, em rất yêu thích môn văn và mong muốn sau này có thể trở thành một cô giáo tốt.

    – Em cần phải vạch ra một kế hoạch và định hướng tốt tương lai, thực hiện được mục tiêu của mình đặt ra.

    Gợi ý 2:

    – Khi trở thành người lớn em sẽ là một cô phóng viên viết về những vấn đề xã hội trong cuộc sống, mang những thông tin đến cho mọi người.

    – Em thể nói năng lưu loát, em chăm chỉ, thích đi đây đó thích hợp với công việc một nhà báo, phóng viên.

    – Em cần định hướng tốt cho con đường của mình, thực hiện được mục tiêu của mình đặt ra mà không bỏ dở.

    4. Xây dựng kế hoạch từ rèn luyện bản thân

    Lập kế hoạch tự rèn luyện bản thân, phát triển bản thân thành người em mong muốn.

    Gợi ý đáp án:

    Gợi ý 1

    Kế hoạch phát triển bản thân trong năm:

    • Đạt mục tiêu vào đội tuyển văn cấp thành phố
    • Học thêm tiếng anh
    • Học thêm năng khiếu piano
    • Cải thiện môn toán hơn.
    • Học nấu cơm để giúp mẹ.

    Gợi ý 2

    – Mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của em là trở thành học sinh giỏi toàn diện trong năm học này.

    – Thời gian thực hiện : Bắt đầu từ lúc bước vào năm học và kết thúc vào cuối năm học.

    – Thuận lợi em đã có:

    • Được bố mẹ trang bị đầy đủ sách vở, dung cụ học tập, sách nâng cao
    • Nền tảng kiến thức các môn Toán, Anh, Văn, Hóa khá tốt.
    • Chăm chỉ học tập

    – Những khó khăn em gặp phải là:

    • Môn Lý và Sử em còn khá yếu, kiến thức không thực sự vững
    • Sức khỏe không đảm bảo vì hay bị ốm

    – Để khắc phục và vượt qua những khó khăn này, em sẽ:

    • Nhờ cô hoặc bạn học tốt Lý và Sử kèm cặp thêm để học khá toàn diện các môn hơn.
    • Chịu khó dành một ít thời gian để tập luyện thể dục thể thao để thể lực và sức khỏe được đảm bảo hơn.

    – Người giúp đỡ: Bố mẹ, chị gái, thầy cô giáo và bạn bè.

    5. Những người bạn tốt

    Quan sát các bức tranh và cũng thảo luận:

    + Nội dung trong hai bức tranh thể hiện điều gì?

    + Người bạn tốt thường có tính cách gì?

    + Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau như thế nào?

    Gợi ý đáp án:

    – Nội dung hai bức tranh thể hiện điều:

    1. Giúp đỡ nhau trong học tập

    2. Cõng bạn trên lưng đi đến trường.

    – Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau bằng cách giúp bạn trong học tập, khi bạn gặp khó khăn, thất bại luôn an ủi và giúp đỡ bạn.

    6. Xử lí tình huống mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè

    Quan sát bức tranh, xây dựng tình huống và thảo luận cách xử lí tình huống phù hợp.

    Gợi ý đáp án:

    – Xây dựng tình huống: Lớp đang tổ chức tiết mục chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, Nga có đưa ra quan điểm, ý kiến bạn bạn Hùng không phù hợp ngay trước mặt cả lớp. Hùng đã gọi riêng Nga ra nói chuyện và cho rằng Nga không tôn trọng mình khi làm như vậy với Hùng trước mặt cả lớp, khiến bạn thấy xấu hổ.

    Ta có thể xử lý tình huống bằng cách trả lời:

    + Tớ xin lỗi nếu tớ có làm bạn ngại, nhưng vì tớ rất tôn trọng cậu nên tớ phải góp ý thẳng thắn những điều cậu đưa ra không phù hợp. Cậu hãy thử mở lòng lắng nghe và suy nghĩ những điều tớ nói.

    + Giải thích lại một lần nữa cho Hùng hiểu là mình không có ý đó.

    7. Những điểm đáng yêu ở bạn của em

    Tìm hiểu vẻ những điểm đáng yêu ở người bạn của em

    Chia sẻ với bạn về điểm đáng yêu đó:

    Gợi ý đáp án:

    – Bạn em luôn có buộc hai bím tóc dễ thương.

    – Da bạn trắng hồng và mũm mĩm.

    – Bạn là người hòa đồng luôn giúp đỡ các bạn trong lớp.

    – Đặc biệt bạn giỏi môn toán có thể giúp đỡ em ôn luyện toán hằng ngày,

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *