Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 trang 40, 41, 42 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Ứng phó với biến đổi khí hậu của Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường.
Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 6: Ứng phó với biến đổi khí hậu
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 4 hoạt động của bài 3 chủ đề 7 trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 bài 3: Ứng phó với biến đổi khí hậu
Hoạt động 1: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu và những việc nên làm để giảm thiểu biến đổi khí hậu
❓Quan sát hình ảnh để chỉ ra:
- Những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người.
Trả lời
- Những biểu hiện của biến đổi khí hậu: hình 2,3
- Tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người: hình 1,4
❓Thảo luận những việc nên làm và không nên làm để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu
Gợi ý:
– Những việc nên làm:
- Trồng và chăm sóc cây xanh
- Bảo vệ rừng
- Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm bớt khí thải.
- …
– Những việc không nên làm:
- Đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi.
- Lãng phí điện, nước.
- Sử dụng nhiều túi nilon
- …
Trả lời:
Những việc nên làm |
Những việc không nên làm: |
+ Trồng và chăm sóc cây xanh + Bảo vệ rừng + Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm bớt khí thải. + Vứt rác đúng nơi quy định |
+ Đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi. + Lãng phí điện, nước. + Sử dụng nhiều túi nilon + Chặt phá cây rừng. |
❓Em làm được những việc gì để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu?
Trả lời
Em làm được những việc để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu:
- Sử dụng nước ngọt hợp lí, không phung phí bừa bãi
- Bảo vệ rừng.
- Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm bớt khí thải.
- Vứt rác đúng nơi quy định
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người
❓Thảo luận: Biến đổi khí hậu tác động đến sức khỏe con người như thế nào?
Trả lời:
- Khi thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ làm cho con người có nguy cơ mắc những bệnh như: huyết áp, tim mạch…
- Biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, côn trùng…) phát triển sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh cho con người: dịch bệnh hoành hành.
- Khi bầu khí quyển bị ô nhiễm bởi các chất khí có hại sẽ làm con người tăng nguy cơ mắc những bệnh: về đường hô hấp.
Hoạt động 3: Lập kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu
❓ Thảo luận nhóm để lập kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện những hành động, việc làm góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Trả lời:
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Mục tiêu:
– Giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
– Nâng cao ý thức của người dân
2. Nội dung tuyên truyền
– Trồng cây xanh ở đường làng.
– Tăng cường đi bộ hoặc đi xe đạp.
– Dọn dẹp vệ sinh nơi mình ở
– Bảo vệ cây xanh.
3. Cách thức tuyên truyền
– Phát tờ rơi
– Làm áp phích.
– Giải thích trực tiếp với những người có hành động, việc làm tác động xấu tới bầu khí quyển
4. Phân công nhiệm vụ
– Chia thành các nhóm nhỏ thực hiện nhiệm vụ
– Bầu các trưởng nhóm để đốc thúc, quản lí
5. Thời gian địa điểm thực hiện
– Chiều thứ 7 hàng Bài, địa điểm thực hiện ban đầu là ở tại trường sau đó sẽ lan sang những địa điểm xung quanh
6. Tổng kết, đánh giá hoạt động tuyên truyền.
– Kế hoạch thực hiện tốt,hoàn thành
– Các thành viên nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động 4: Tuyên truyền vận động mọi người thay đổi những việc làm tác động tới biến đổi khí hậu
❓Đề xuất nội dung, cách thức tuyên truyền, vận động đối với mỗi trường hợp dưới đây?
Trả lời:
Đề xuất nội dung, cách thức tuyên truyền, vận động đối với mỗi trường hợp dưới đây:
1. Tuyên truyền hoặc họp thôn xóm để nói lên được hậu quả có hại của việc đốt rơm rạ ngoài đồng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến bầu không khí của chúng ta đang sống, bên cạnh đó, nếu có sự cố xảy ra có thể dẫn đến cháy rừng…
2. Nên đi tuyên truyền cho từng hộ, cho từng nhà từng thôn xóm biết lợi ích của của rừng mang lại cho chúng ta, nó như là lá phổi xanh của nhân loại, vì vậy chúng ta nên ra tay chung sức bảo vệ chúng, hãy bỏ ngay hành động chặt phá cây rừng.
3. Nói cho từng hộ dân biết nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chất thải chưa được xử lí ra môi trường, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như tình mạng của chúng ta từng ngày.