Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 6: Xây dựng dự án nhân ái sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 25, 26, 27.
Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 6: Xây dựng dự án nhân ái
Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm trang 25, 26, 27 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về lòng nhân ái, từ đó biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong học tập, cũng như trong cuộc sống. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Hoạt động trải nghiệm 6: Xây dựng dự án nhân ái
1. Những câu chuyện về lòng nhân ái
– Kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em đã sưu tầm, chứng kiến hoặc là người tham gia.
– Cùng thảo luận:
+ Theo em, các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn gì?
+ Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào?
+ Em rút ra điều gì từ những câu chuyện đó?
Trả lời:
– Chuyện về lòng nhân ái:
Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, tôi may mắn được đi, gặp và chứng kiến nhiều câu chuyện khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp vẫn luôn tồn tại âm thầm khắp nơi trên đất nước này. Hành trình ấy tôi xin được đặt tên “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng”.
Có mặt tại Lai Châu trong những ngày cuộc sống người dân dần trở lại bình thường, tôi được giới thiệu đến một nông trường cách xa trung tâm thành phố gần 10km để gặp một anh nông dân chất phác, anh tên Trường. Anh Trường là người trong suốt những tuần lễ căng thẳng của dịch bệnh, đã quyên góp nông sản mình thu hoạch đem tặng được cho các y bác sĩ và các gia đình khó khăn đang cách ly, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
“Vào giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, khi nghe tin các y bác sĩ và những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện tỉnh Lai Châu cần những phần nông sản để có bữa ăn đủ dinh dưỡng mỗi ngày, em mới chợt nhận ra là mình cũng có thể góp sức một chút gì đó. Cảm giác chạy xe mỗi sáng sớm để gửi tặng nông sản mình trồng được cho bệnh viện khó diễn tả lắm, nó khiến em thấy vui vui trong lòng cả ngày”, anh cười kể về những ngày vừa qua.
Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc như vậy đó. Nó luôn sẵn có trong mỗi người chúng ta, cứ cho đi và đừng nghĩ gì xa xôi, tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp.
– Các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn là: Vào lúc dịch bệnh căng thẳng các y bác sĩ và bệnh nhân thiếu lương thực, thực phẩm.
– Lòng nhân ái được thể hiện qua hành động Anh Trường là người trong suốt những tuần lễ căng thẳng của dịch bệnh, đã quyên góp nông sản mình thu hoạch đem tặng được cho các y bác sĩ và các gia đình khó khăn đang cách ly, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
– Em rút ra từ những câu chuyện: Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc như vậy đó. Nó luôn sẵn có trong mỗi người chúng ta, cứ cho đi và đừng nghĩ gì xa xôi, tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp.
2. Giữ gìn truyền thống tương thân tương ái
Chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về lòng nhân ái của con người Việt Nam.
Trả lời:
Thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân ái:
– Thương người như thể thương thân
– Một giọt máu đào hơn ao nước lã .
– Lá lành đùm lá rách
– Một miếng khi đói bằng gói khi no .
– Chia ngọt sẻ bùi
– Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng .
– Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
– Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều
4. Cùng nhau vượt khó
– Trao đổi thông tin về những tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập của lớp hoặc của bạn cùng khối, cùng trường.
– Để xuất cách thức để hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Trả lời:
Hoàn cảnh khó khăn nhưng Linh vẫn luôn học tập chăm chỉ, trên lớp luôn lắng nghe thầy cô giảng bài, những vấn đề chưa hiểu, em gặp thầy cô để hỏi thêm, hoặc tìm bạn để trao đổi, em tự học ở nhà và tham khảo thêm tài liệu.
Trong phong trào “Đôi bạn cùng tiến” do liên Đội trường phát động, Nhân đã chủ động giúp đỡ bạn Phạm Thuỳ Linh học cùng lớp với em cũng là một học sinh có hoàn cảnh khó khăn; nhà có 02 mẹ con đang ở cùng với bà ngoại đã lớn tuổi, ba bỏ đi từ lúc em chưa được sinh ra, mẹ thì bị tàn tật, không làm lao động nặng được; trong suốt 2 năm lớp 6 và lớp 7, thấy bạn không có điều kiện đi học thêm, Nhân đã chủ động mời bạn đến nhà mình để cùng học nhóm, trao đổi bài vở. Đáng quý hơn, năm học 2014 – 2015, Nhân đã đóng tiền Bảo hiểm cho Trường, nhờ sự giúp đỡ của Nhân, Linh đã yên tâm hơn trong học tập, rèn luyện và đạt thành tích học lực khá trong năm học vừa qua.
Cách thức hỗ trợ:
– Lập hòm quyên góp cho hai bạn.
– Trao tặng quần áo, thực phẩm trong các dịp lễ tết, trao tặng học bổng.
5. Lập kế hoạch thiện nguyện
Lập kế hoạch cho thiện nguyện của lớp để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn theo gợi ý:
– Tên hoạt động: Trung thu cho em
– Mục đích:
+ Kêu gọi và phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cán bộ giáo viên và học sinh lớp 6A tới các em làng trẻ SOS.
– Nội dung công việc dự kiến:
* Yêu cầu: Thu hút sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể vì mục tiêu chung:
+ Tiếp thêm niềm vui, sức mạnh, ý chí và tinh thần cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường.
+ Thu hút được sự quan tâm của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị tài trợ.
* Thời gian – địa điểm chuyến đi thiện nguyện:
- Thời gian: 8h ngày 20/12/2021 ( Chủ nhật)
- Địa điểm: Làng trẻ SOS
* Người thực hiện: Toàn thể các em học sinh lớp 6A và cô giáo chủ nhiệm.
– Đánh giá tổng kết sau chuyến đi.
6. Giao lưu với nhóm tình nguyện viên
– Nhóm tình nguyện viên chia sẻ kinh nghiệm tham gia các thiện nguyện.
– Đặt câu hỏi với nhóm tình nguyện viên.
Trả lời:
+ Để tham gia các thiện nguyện, yêu cầu các tổ chức phải có kế hoạch cụ thể.
+ Dự trù kinh phí trước.
– Câu hỏi:
+ Những hoạt động thiện nguyện mà anh đã tham gia là gì?
+ Anh có thể chia sẻ cho em những kinh nghiệm khi tham gia thiện nguyện được không ạ?
7. Chia sẻ kết quả thực hiện thiện nguyện.
– Các nhóm chia sẻ tiến độ và kết quả ban đầu của việc thực hiện kế hoạch của kế hoạch thiện nguyện đã lập ở tiết học trước.
– Trao đổi những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch.
– Thảo luận: “Em sẽ làm gì nếu muốn vận động người thân hoặc bạn bè cùng tham gia thiện nguyện tại địa phương?
Trả lời:
– Sau khi tiến hành kết quả đạt được như mục tiêu đề ra.
– Thuận lợi: Mọi người tham gia hưởng ứng rất nhiệt tình.
– Khó khăn: Do lần đầu làm nên công tác chuẩn bị của bọn em còn nhiều sơ xuất.
– Đầu tiên em sẽ tuyên truyền và nêu dự kiến mục đích thiện nguyện của em, sau đó sẽ kêu gọi những người có chung ý tưởng.