Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 trang 16, 17, 18, 19 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi của Chủ đề 2: Khám phá bản thân.
Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 8: Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 4 hoạt động của bài 2 chủ đề 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 KNTT. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Bài 2: Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.
Câu 1. Chia sẻ các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân
Vd: Trong một câu chuyện các bạn cùng đang nói chuyện với nhau nhưng lại có bạn có quan điểm khác với mình, nếu suy xét kĩ thấy quan điểm của mình trong trường hợp này đúng thì em sẽ bảo vệ nó tới cùng và giải thích với bạn rõ ràng về quan điểm của mình.
Câu 2. Thảo luận về cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân
Câu 3. Thảo luận về cách thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân
Tình huống: Hùng rất muốn tham gia Câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên, mẹ chỉ muốn Hùng dành tất cả thời gian cho việc học. Hùng đã thương thuyết như sau:
Hùng: Mẹ ơi, con muốn được tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường
Mẹ Hùng: Không được đâu, nhiệm vụ chính của con bây giờ là học tập. Con phải dành nhiều thời gian cho việc này.
Hùng: Thưa mẹ, bóng đá là môn thể thao tốt cho sự phát triển thể chất của lứa tuổi chúng con. Câu lạc bộ chỉ sinh hoạt 1 lần/lần nên không ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nhiều bạn tham gia câu lạc bộ mà vẫn học tốt đấy ạ
Mẹ Hùng: Nhưng mẹ lo con mải mê đá bóng rồi quên hết chuyện học hành
Hùng: Con hứa với mẹ là sẽ không để ảnh hưởng đến học tập. Xin phép mẹ cho con tham gia thử câu lạc bộ một tháng. Sau một tháng, nếu việc này ảnh hưởng đến thời gian và kết quả học tập thì con sẽ không tham gia câu lạc bộ nữa được không ạ?
Mẹ Hùng im lặng mỉm cười.
Hùng: Vậy mẹ đồng ý cho con tham gia câu lạc bộ bóng đá rồi nhé. Con cảm ơn mẹ, ngày mai con sẽ nộp đơn xin tham gia câu lạc bộ
Hãy trao đổi về cách thương thuyết
Trả lời:
Bạn đã ngồi nói chuyện với mẹ một cách nghiêm túc và nói cho mẹ nghe về lợi ích của nó và nó sẽ không ảnh hưởng tới việc học và hứa vẫn sẽ chăm chỉ học hành
Hoạt động 2: Thực hành tranh biện, thương thuyết
Câu 1. Thực hành tranh biện về quan điểm: “Thức khuya chơi điện tử có hại cho sự phát triển của bản thân”
Câu 2. Thực hành thương thuyết trong tình huống sau:
Tình huống: Lớp em chuẩn bị đi dã ngoại ở một địa điểm cách trường khoảng 10km. Một số bạn đề nghị thuê ô tô đi nhanh và an toàn, trong khi một số bạn khác lại muốn đi bằng xe đạp để tiết kiệm chi phí.
Trả lời:
Em sẽ thuyết phục các bạn nên đi xe ô tô vì đi ô tô sẽ an toàn thôi
Hoạt động 3: Nhận diện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân
Câu 1. Chia sẻ những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân khi tham gia tranh biện, thương thuyết.
Trả lời:
- Điểm mạnh: Dám nêu quan điểm, ý kiến của mình
- Điểm yếu: Khi các bạn nói to, quá bảo thủ với quan điểm mình em sẽ không nói gì nữa
Câu 2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân
Hoạt động 4: Rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết
Câu hỏi: Em rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết như nào?
Trả lời:
Em rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết như sau:
- Rèn luyện tư duy logic
- Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm, lí lẽ
- Luyện tập trước khi tranh biện
- Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện