Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 trang 34, 35 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 3: Rèn luyện sự tự chủ của Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân.
Bạn đang đọc: Hoạt động trải nghiệm 8: Rèn luyện sự tự chủ
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 4 hoạt động của bài 3 chủ đề 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 KNTT. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Bài 3: Rèn luyện sự tự chủ
Hoạt động 1: Tìm hiểu biển hiện của sự tự chủ
1. Chia sẻ những việc làm của em thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
Gợi ý:
- Chủ động làm quen với bạn mới.
- Chủ động giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
- Cân nhắc trước khi chấp nhận lời mời kết bạn trên mạng xã hội.
2. Thảo luận để xác định biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
Gợi ý:
– Biểu hiện của sự tự chủ trong mối quan hệ đời sống:
- Chủ động thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động chung.
- Bình tĩnh suy nghĩ làm chủ cảm xúc và hành vi trong mối quan hệ.
- Chủ động tìm phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ.
- Chủ động kết bạn.
– Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội:
- Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực.
- Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ.
- Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy
Trả lời:
1. Khi thấy bạn Hoa bị đau chân không bước lên cầu thang được em đã chủ động đến để giúp bạn đi lên cầu thang lên lớp.
Vào một ngày, em nhận được lời mời kết bạn Facebook từ một người lạ, em không quen biết em đã từ chối luôn lời mời kết bạn đó.
Vào năm học mới, em chủ động làm quen với các bạn trong lớp để tiện trao đổi về tình hình học tập.
2. Biểu hiện của sự tự chủ trong mối quan hệ đời sống:
- Tự giác đi trực nhật lớp khi thấy lớp bẩn hoặc theo sự phân công
- Bình tĩnh, không cáu giận khi bị bạn trêu.
- Nếu bạn và bạn thân nhất cãi nhau, cả 2 phải bình tĩnh, xem xét lại vấn đề mâu thuẫn và tìm cách giải quyết.
- Trong lớp có bạn mới chuyển đến, chủ động làm quen với bạn.
Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội:
- Xác minh tất cả các thông tin trước khi chia sẻ nội dung trên Facebook, Zalo, Tiktok,…
- Xác minh những lời mời kết bạn từ người lạ.
- Không bình luận hoặc trả lời bình luận không tích cực.
Hoạt động 2: Thực hành thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội
Sắm vai thực hành thể hiện sự tự chủ trong các tình huống sau:
– Tình huống 1: Lan mới tham gia câu lạc bộ Tiếng anh của trường. Qua quan sát cách giao tiếp, ứng xử của Mai, Lan có thiện cảm và muốn kết bạn với bạn ấy.
– Tình huống 2: Nhóm của Thắng đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật của trường. Cả nhóm háo hức chụp ảnh thành quả đưa lên mạng xã hội của nhóm. Chỉ mấy phút sau, nhóm nhận được rất nhiều lời chúc mừng và khen ngợi của bạn bè. Tuy nhiên, vẫn có bạn bình luận rằng nhóm của Thắng may mắn, chứ sản phẩm của nhóm chưa phải là tốt nhất.
– Tình huống 3: Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, Cường được giao nhiệm vụ là đội trưởng đội văn nghệ và phải tìm người dẫn chương trình. Ở lớp có hai bạn muốn đảm nhận vai trò này, trong đó Mai là bạn thân của Cường nhưng khả năng dẫn không tốt bằng bạn kia.
Trả lời:
– Tình huống 1: Lan nên chủ động kết bạn với bạn Mai và chia vai thực hành
– Tình huống 2: Chúng ta không nên quan tâm tới những bình luận tiêu cực vì họ có thể là do ghen tỵ với thành quả của chúng ta và suy nghĩ của mỗi người khác nhau chúng ta cũng không thể bắt họ thích những gì ta làm được. Do đó chúng ta không cần để tâm quá nhiều vào những bình luận đó.
– Tình huống 3: Cường nên chọn bạn có khả năng dẫn chương trình tốt vì khi làm việc không thể chọn theo tình cảm, phải chọn người tốt nhất cho công việc, tránh làm ảnh hưởng tới công việc chung của toàn trường. Còn nếu Mai chủ động đề nghị chọn bạn ý thì Cường nên từ chối và động viên bạn cố gắng tốt hơn ở những lần sau.
Hoạt động 3: Rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội
– Thường xuyên rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
– Ghi lại kết quả và chia sẻ.
Trả lời:
Thường xuyên rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội:
- Khi tham gia mạng xã hội cần lịch sự, văn minh
- Không quá mải mê với mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok…) mà ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.
- Chủ động làm quen, kết bạn với bạn bè.