Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 1 sách Chân trời sáng tạo

Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 1 sách Chân trời sáng tạo

Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 1 sách Chân trời sáng tạo giúp các thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc lớp 1 cho 35 tuần của năm học 2022 – 2023 phù hợp với trường mình.

Bạn đang đọc: Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 1 sách Chân trời sáng tạo

Với kế hoạch dạy học này, thầy cô dễ dàng phân bổ số tiết, lên kế hoạch soạn giáo án môn Âm nhạc 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới, để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2022 – 2023. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm kế hoạch dạy học môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm 1 sách Chân trời sáng tạo. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc lớp 1 sách Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ

THỜI LƯỢNG

NỘI DUNG

1. Âm thanh ngày mới

4 tiết

1. Khám phá: Bức tranh câu chuyện Buổi sáng của sơn ca

· Nghe, mô phỏng các âm thanh có trong câu chuyện

2. Nghe nhạc:

· Nghe bài hát Quốc ca Việt Nam – nhạc và lời: Văn Cao

3. Hát: Tiếng trống trường – nhạc: Trần Thanh Tùng, thơ: Hà Phương Loan

4. Nhạc cụ:

· Thanh phách (mặt phách)

· Vận động: vỗ tay, vỗ chân (2 chân)

· Thực hành đệm cho bài hát“Tiếng trống trường”

5. Góc âm nhạc của em:

2. Nhịp điệu tuổi thơ

4 tiết

1. Khám phá: Bức tranh mô tả các hoạt động trong công viên

· Khám phá các hoạt động có tính nhịp điệu

· Vận động tạo ra âm thanh theo nhịp đếm

2. Nghe nhạc:

· Nghe, vận động theo nhạc bài Vũ điệu chú gà.

3. Hát: Múa đàn – dân ca Thái

4. Đọc nhạc: Son – Mi

· Nội dung: Giới thiệu hai nốt Son – Mi, Luyện tập các mẫu 2, 3 âm.

5. Nhạc cụ:

· Thanh phách (gõ mặt phách, gõ sống phách).

· Vận động: vỗ tay, vỗ chân phải, vỗ chân trái

· Thực hành đệm cho bài hát “Múa đàn”

6. Thường thức âm nhạc:

· Giới thiệu nhạc cụ gõ dân tộc: ma-ra-cát (maracas), trai-en-gô (triangle)

7. Góc âm nhạc của em:

3. Bài ca lao động

4 tiết

1. Khám phá: Bức tranh câu chuyện Bác thợ giày

· Nghe, vận động mô tả âm thanh cao – thấp qua bài hát Bác thợ giày

2. Nghe nhạc:

· Nghe âm thanh cao – thấp khác nhau từ các nhạc cụ: kèn phím, sáo

recorder, guitar

3. Hát: Cô giáo em – nhạc và lời: Trần Kiết Tường

4. Đọc nhạc: Mi – Son – La

· Nội dung: Giới thiệu bài học Mi – Son – La. Luyện tập các mẫu 2, 3 âm.

5. Nhạc cụ:

· Trống con

· Vận động: vỗ tay, vỗ chân phải, vỗ chân trái

· Thực hành đệm cho bài hát “Cô giáo em”

6. Thường thức âm nhạc:

· Câu chuyện Nai Ngọc (truyện cổ Gia-rai)

7. Góc âm nhạc của em:

4. Tiếng ca muôn loài

4 tiết

1. Khám phá: Bức tranh mô tả âm thanh tiếng kêu của muông thú

· Nghe, vận động và cảm thụ âm thanh to – nhỏ

2. Nghe nhạc:

· Nghe trích đoạn tác phẩm Giao hưởng Ngạc nhiên (Surprise Symphony) của Haydn và vận động, cảm thụ theo nhạc

3. Hát: Long lanh ngôi sao nhỏ – nhạc: Pháp, lời Việt: Lê Anh Tuấn

4. Đọc nhạc: Mi – Son – La (tt)

· Nội dung: Luyện tập các mẫu 3 âm.

5. Nhạc cụ:

· Thanh phách, trống con

· Vận động: vỗ tay, vỗ chân phải, vỗ chân trái, giậm chân phải

· Thực hành đệm cho bài hát “Long lanh ngôi sao nhỏ”

6. Góc âm nhạc của em:

Ôn tập học kì I

2 tiết

Ôn lại những nội dung kiến thức đã học thông qua các hoạt động gợi mở của GV

5. Âm thanh ngày Tết

4 tiết

1. Khám phá: Bức tranh không khí tết xuân mô tả âm thanh dài – ngắn.

· Nghe, vận động và cảm thụ âm thanh dài – ngắn.

2. Nghe nhạc:

· Nghe và vận động theo nhạc trích đoạn Giao hưởng số 9, chương 4 của Beethoven, chủ đề Ngợi ca niềm vui (Ode to joy)

3. Hát: Sắp đến Tết rồi – nhạc và lời: Hoàng Vân

4. Đọc nhạc: Rê – Mi – Son – La

· Nội dung: Giới thiệu 4 nốt: Rê – Mi – Son – La, luyện tập các mẫu 3, 4 âm.

5. Nhạc cụ:

· Tem-bơ-rin (tambourine)

· Vận động: vỗ tay, vỗ 2 chân, giậm chân phải, giậm chân trái.

· Thực hành đệm cho bài hát “Sắp đến tết rồi”

6. Thường thức âm nhạc:

· Giới thiệu nhạc cụ: trống cái, trống cơm

7. Góc âm nhạc của em:

6. Âm nhạc quanh em

4 tiết

1. Khám phá: Bức tranh mô tả âm thanh phố xá phát ra từ các đối tượng khác nhau trong cuộc sống.

· Nghe, vận động và cảm thụ nhịp âm nhạc chung quanh cuộc sống

2. Nghe nhạc:

· Nghe bài hát Chú voi con ở bản Đôn – nhạc và lời: Phạm Tuyên

3. Hát: Thật là hay – nhạc và lời: Hoàng Lân

4. Đọc nhạc:

· Nội dung: Giới thiệu các nốt: Đô – Rê – Mi – Son – La, luyện tập các mẫu 4, 5 âm

5. Nhạc cụ:

· Trống con (gõ tang trống)

· Vận động: vỗ tay, vỗ chân (phải, trái), giậm chân (phải, trái)

· Thực hành đệm cho bài hát “Thật là hay”

6. Góc âm nhạc của em:

7. Giai điệu quê hương

4 tiết

1. Khám phá : Bức tranh mô tả hoạt động biểu diễn âm nhạc

· Nghe trích đoạn biểu diễn nhạc Cung đình Huế: Tòng quân, cùng thể hiện cách chơi nhạc cụ và hát

2. Nghe nhạc:

· Nghe và vận động theo bài bài đồng dao Bắc Bộ Nu na nu nống

3. Hát : Lí cây xanh – dân ca Nam Bộ, sưu tầm và kí âm: Trần Kiết Tường

4. Đọc nhạc: Đô – Rê – Mi – Son – La (tt)

· Nội dung: Luyện tập các mẫu 4, 5 âm

5. Nhạc cụ:

· Tem-bơ-rin (rung tem-bơ-rin), thanh phách

· Vận động: vỗ tay, vỗ chân phải, vỗ chân trái, giậm chân phải, giậm chân trái

· Thực hành đệm vận cho bài hát “Lí cây xanh”

6, Thường thức âm nhạc:

· Câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh – tác giả: Phan Trần Bảng (Phỏng theo truyện cổ tích Việt Nam)

7. Góc âm nhạc của em:

8. Vui cùng âm nhạc

3 tiết

1. Khám phá : Bức tranh mô tả các trò chơi dân gian

· Xem tranh, khám phá các trò chơi trẻ em ngày xưa

· Nghe nhạc, mô phỏng cách thực hiện trò chơi dân gian

2. Nghe nhạc:

· Nghe và vận động theo nhạc điệu Xoè – dân gian Thái

3. Hát: Tập tầm vông – nhạc: Lê Hữu Lộc, lời: đồng dao Nam Bộ

4. Đọc nhạc : Đô – Rê – Mi – Son – La (tt)

· Sáng tạo các mẫu âm theo kí hiệu nốt nhạc bàn tay đã học

5. Nhạc cụ:

· Trống con, thanh phách, tem-bơ-rin

· Vận động: vỗ tay, vỗ chân phải, vỗ chân trái, giậm chân phải, giậm chân trái

· Thực hành đệm cho bài“Tập tầm vông”

6. Góc âm nhạc của em:

Ôn tập học kì II

2 tiết

Ôn lại những nội dung kiến thức đã học thông qua các hoạt động gợi mở của GV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *