Kế hoạch dạy học môn Đạo đức 1 sách Cánh diều giúp các thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Đạo đức cho 35 tuần của năm học 2022 – 2023 phù hợp với trường mình.
Bạn đang đọc: Kế hoạch dạy học môn Đạo đức 1 sách Cánh diều
Với kế hoạch dạy học lớp 1, thầy cô dễ dàng phân bổ số tiết theo tuần, lên kế hoạch soạn giáo án môn Đạo đức 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới, để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2022 – 2023. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật, Tiếng Việt, Toán, Âm nhạc 1 sách Cánh diều. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Kế hoạch dạy học môn Đạo đức lớp 1 sách Cánh diều
Tuần |
Tiết theo thứ tự |
Tên bài học |
Nội dung kiến thức |
Yêu cầu cần đạt |
Hình thức tổ chức dạy học |
|
1 |
1 |
Chủ đề 1: Yêu thương gia đình Bài 1: Em yêu gia đình (tiết 1) |
– Hoạt động khởi động. * HĐ1: Em hãy hát một bài hát về gia đình. (GV đưa ra câu hỏi HS trả lời để dẫn dắt vào bài học) – Hoạt động khám phá. * HĐ2: Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.(Tranh vẽ SGV/ 13) * HĐ3: Bạn nào trong tranh dưới đây có hành động thể hiện tình yêu thương gia đình. (Tranh vẽ SGV/ 14) |
– Em nhận biết được sự cần thiết của sự yêu thương gia đình. |
– Hoạt động theo nhóm 4; cá nhân; hoạt động cặp đôi. |
|
2 |
2 |
Bài 1: Em yêu gia đình (tiết 2) |
– Hoạt động khám phá. * HĐ 4: Em thích hành động của bạn nào trong các tranh dưới đây? .(Tranh vẽ SGV/ 14) – Hoạt động luyện tập. * HĐ 5: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau? .(Tranh vẽ SGV/ 15) |
– Em biết được ý nghĩa của tình yêu thương gia đình. |
– Hoạt động theo nhóm, hoạt động cá nhân. |
|
3 |
3 |
Bài 1: Em yêu gia đình (tiết 3) |
– Hoạt động luyện tập. * HĐ 6: Em hãy thể hiện hành động yêu thương trong rừng tình huống cụ thể ở gia đình em. .(Tranh vẽ SGV/ 15) – Hoạt động vận dụng. * HĐ 7: Em hãy thực hiện hành động thể hiện tình yêu thương gia đình theo gợi ý sau. .(Tranh vẽ SGV/ 15) |
– Em thực hành thể hiện tình yêu thương gia đình. |
– Hoạt động cá nhân; làm VBT. |
|
4 |
4 |
Chủ đề 2: Quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình Bài 2: Em quan tâm và chăm sóc người thân (tiết 1) |
– Hoạt động khởi động. * HĐ1: Em hãy hát và chuyền bóng theo nhạc bài: Cả nhà thương nhau. (Tranh vẽ SGV/ 16) (GV đưa ra câu hỏi HS trả lời để dẫn dắt vào bài học). – Hoạt động khám phá. * HĐ 2: Em hãy cho biết bạn nào trong các bức tranh sau biết quan tâm chăm sóc người thân.. (Tranh vẽ SGV/ 17) * HĐ 3: Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. (Tranh vẽ SGV/ 17) |
– Em nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc người thân. – Em biết được ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc người thân. |
– Hoạt động cả lớp, cá nhân; nhó. |
|
5 |
5 |
Bài 2: Em quan tâm và chăm sóc người thân (tiết 2) |
– Hoạt động luyện tập. * HĐ 4: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau?. (Tranh vẽ SGV/ 18) * HĐ: 5 Em hãy tìm việc mình đã làm được trong các tranh sau. (Tranh vẽ SGV/ 18) – Hoạt động vận dụng. * HĐ 6: Em hãy quan tâm người thân ở xa bằng những việc làm sau: (Tranh vẽ SGV/ 19) |
– Em thực hiện hành động quan tâm, chăm sóc người thân. |
– HĐ cặp đôi; cá nhân; làm VBT. |
|
6 |
6 |
Bài 3 Em giúp người thân làm việc nhà. (tiết 1) |
– Hoạt động khởi động. * HĐ1: Em hãy hát và vỗ tay theo nhạc bài Bé quét nhà. (Tranh vẽ SGV/20) (GV đưa ra câu hỏi HS trả lời để dẫn dắt vào bài học) – Hoạt động khám phá. * HĐ 2: Em hãy cho biết hành động của bạn nào đáng khen? (Tranh vẽ SGV/20) * HĐ3: Em hãy cùng bạn đóng vai theo các tình huống sau. (Tranh vẽ SGV/ 21) |
– Em nhận biết vì sao cần giúp người thân việc nhà – Em biết được ý nghĩa của việc chia sẻ việc nhà với người thân. |
– Hoạt động cả lớp; HĐ cá nhân |
|
7 |
7 |
Bài 3 Em giúp người thân làm việc nhà. (tiết 2) |
– Hoạt động luyện tập. * HĐ 4: Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống sau? (Tranh vẽ SGV/ 22) – Hoạt động vận dụng. * HĐ5: Em hãy chia sẻ với các bạn những việc em đã làm * HĐ 6: Em hãy giúp người thân làm các việc nhà theo hướng dẫn (Tranh vẽ SGV/23) |
– Em thực hiện giúp việc nhà với người thân thường xuyên trong cuộc sống. |
– Hoạt động nhóm; HĐ cặp đôi; làm VBT. |
|
8 |
8 |
Chủ đề 3: Tự giác làm việc của mình Bài 4: Em tự giác làm việc của mình(tiết 1) |
– Hoạt động khởi động. * HĐ1: Em hãy vỗ tay cho hành động mình có thể tự làm. (Tranh vẽ SGV/ 24) – Hoạt động khám phá. * HĐ 2: Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. (Tranh vẽ SGV/ 25) |
– Em nhận được vì sao cần tự giác làm việc của mình. |
– Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. |
|
9 |
9 |
Bài 4: Em tự giác làm việc của mình(tiết 2) |
– Hoạt động khám phá. * HĐ 3.Tìm hành động em có thể tự giác làm. (Tranh vẽ SGV/ 25) – Hoạt động luyện tập. * HĐ 4: Em hãy cho biết các bạn trong tranh chưa tự giác làm việc gì? (Tranh vẽ SGV/ 26) |
– Em biết được ý nghĩa của việc tự giác làm việc của bản thân. |
– Hoạt động cá nhân; hoạt động cặp đôi. |
|
10 |
10 |
Bài 4: Em tự giác làm việc của mình(tiết 3) |
– Hoạt động vận dụng. * HĐ 5: Em hãy kể cho thầy, cố giáo và các bạn nghe 3 việc em tự làm ở nhà; 3 việc em tự làm ở trường? * HĐ 6: Em cần tự giác làm gì trong tình huống sau? (Tranh vẽ SGV/27) |
– Em thực hiện các hành động tự giác của bản thân trong cuộc sống. |
– Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm; Làm VBT. |
|
11 |
11 |
Bài 5: Em tự giác học tập (tiết 1) |
– Hoạt động khởi động. * HĐ1: Em hát và múa theo nhạc bài Hổng dám đâu (GV nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự giác học tập). (Tranh vẽ SGV/ 28) – Hoạt động khám phá. * HĐ 2: Em hãy cho biết bạn nào chưa đáng khen). (Tranh vẽ SGV/ 29) * HĐ 3: Em hãy cho biết bạn nào tự giác học tập. (Tranh vẽ SGV/ 29) * HĐ 4: Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. (Tranh vẽ SGV/ 30) |
– Em biết được vì sao cần tự giác trong học tập – Em biết được ý nghĩa của việc tự giác trong học tập |
– Hoạt động cả lớp; cặp đôi; cá nhân; nhóm. |
|
12 |
12 |
Bài 5: Em tự giác học tập (tiết 2) |
– Hoạt động luyện tập. * HĐ 5: Em hãy chọn đồ dùng phù hợp cho các môn học. (Tranh vẽ SGV/ 30) * HĐ 6: Em hãy đóng vai cùng các bạn xử lí tình huống sau. (Tranh vẽ SGV/31) – Hoạt động vận dụng. * HĐ 7: Em hãy tự giác soạn đồ dùng học hằng ngày trước khi đến lớp. |
– Em biết được ý nghĩa của việc tự giác trong học tập – Em thực hiện các hành động tự giác trong học tập. |
– Hoạt động cặp đôi; hoạt động nhóm. |
|
13 |
13 |
Chủ đề 4: Thật thà Bài 6: Em là người thật thà (tiết 1) |
– Hoạt động khởi động. * HĐ1: Em hãy hát và vỗ tay theo nhịp bài Bà còng đi chợ.(GV gọi vài HS chia sẻ về một câu chuyện của thật thà). – Hoạt động khám phá. * HĐ 2: Em hãy cho biết đâu là biểu hiện thật thà. (Nội dung SGV/ 33) * HĐ 3: Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. (Tranh vẽ SGV/ 33) |
– Em nhận biết được sự cần thiết của thật thà. |
– Hoạt động cả lớp; hoạt động cá nhân. |
|
14 |
14 |
Bài 6: Em là người thật thà (tiết 2) |
– Hoạt động khám phá. * HĐ 4: Em hãy cho biết bạn nào có biểu hiện thật thà. (Tranh vẽ SGV/ 34) – Hoạt động luyện tập. * HĐ 5: Em hãy cùng bạn đóng vai tình huống sau. (Tranh vẽ SGV/ 34) |
– Em biết được ý nghĩa của sự thật thà trong cuộc sống. |
– Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm. |
|
15 |
15 |
Bài 6: Em là người thật thà (tiết 3) |
– Hoạt động vận dụng: * HĐ 6: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau? (Tranh vẽ SGV/ 35) * HĐ 7: Em hãy chia sẻ với các bạn về lời nói và hành động thật thà của mình. |
– Em thực hiện hành động thể hiện sự trung thực, thật thà. |
– Hoạt động cặp đôi; hoạt động cá nhân.; làm VBT |
|
16 |
16 |
Chủ đề 5: Sinh hoạt nền nếp Bài 7: Em sinh hoạt nền nếp(tiết 1) |
– Hoạt động khởi động: * HĐ 1: Em hãy tìm đồ dùng học tập theo yêu cầu. (GV đưa ra câu hỏi- HS trả lời GV tổng kết điểm và dẫn vào bài học) – Hoạt động khám phá. * HĐ 2: Em hãy tìm bạn có biểu hiện nền nếp ngăn nắp. (Tranh vẽ SGV/ 37) |
– Em nhận biết được vì sao cần nền nếp trong sinh hoạt. |
– Hoạt động nhóm; hoạt động cá nhân. |
|
17 |
17 |
Bài 7: Em sinh hoạt nền nếp (tiết 2) |
– Hoạt động khám phá. * HĐ 3: Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. (Tranh vẽ SGV/ 37) – Hoạt động luyện tập. * HĐ 4: Em có lời khuyên gì cho bạn trong các tình huống sau. (Tranh vẽ SGV/37) |
– Em biết được ý nghĩa của sự nền nếp trong cuộc sống. |
– Hoạt động nhóm; hoạt động cá nhân. |
|
18 |
18 |
Bài 7: Em sinh hoạt nền nếp (tiết 3) |
– Hoạt động vận dụng: * HĐ 5: Em sắp xếp đô dùng, đồ chơi ở nhà sao cho ngăn nắp. (Tranh vẽ SGV/ 38) * HĐ 6: Em hãy thực hành một ngày sinh hoạt nền nếp từ gợi ý trong các tranh sau. (Tranh vẽ SGV/ 39) |
– Em thực hành một số hành động rèn luyện sự nền nếp trong sinh hoạt hàng ngày. |
– Hoạt động nhóm; hoạt động cá nhân; Làm VBT. |
|
19 |
19 |
Chủ đề 6: Thực hiện nội quy trường lớp Bài 8: Em thực hiện tốt nội quy trường lớp(tiết 1) |
– Hoạt động khởi động: * HĐ 1. Em hãy hát bài Em yêu trường em (Sáng tác Hoàng Vân) GV dẫn vào bài học “Thực hiện nội quy trường, lớp” – Hoạt động khám phá. * HĐ 2. Em hãy tìm bạn thực hiện tốt nội quy trường, lớp. (Tranh vẽ SGV/ 41) * HĐ 3: Em hãy cho biết các bạn trong tranh đã thực hiện điều nào trong nội quy trường, lớp (Tranh vẽ SGV/41) |
– Em nhận biết được vì sao cần thực hiện tốt nội quy trường lớp |
– Hoạt động nhóm 4; cá nhân,.. |
|
20 |
20 |
Bài 8: Em thực hiện tốt nội quy trường lớp(tiết 2) |
– Hoạt động luyện tập. * HĐ 4. Em sẽ khuyên các bạn sau điều gì? (Tranh vẽ SGV/42) * HĐ 5: Em hãy cùng bạn đóng vai xử lí các tình huống sau,(Tranh vẽ SGV/ 42) |
– Em biết được ý nghĩa của việc thực hiện nội quy trường lớp. |
– Hoạt động cá nhân; HĐ cặp đôi. |
|
21 |
21 |
Bài 8: Em thực hiện tốt nội quy trường lớp(tiết 3) |
– Hoạt động vận dụng: * HĐ 6: Em hãy cùng bạn vệ sinh lớp học. * HĐ 7. Em hãy thực hiện đúng nội quy trường, lớp em. (Tranh vẽ SGV/ 43) |
– Em thực hiện các hành vi chấp hành nội quy trường lớp. |
– Hoạt động nhóm; hoạt động cặp đôi; làm VBT. |
|
22 |
22 |
Chủ đề 7: Tự chăm sóc bản thân Bài 9: Em tự vệ sinh cá nhân(tiết 1) |
– Hoạt động khởi động: * HĐ 1. Em hãy hát và vỗ tay theo nhịp bài Rửa mặt như mèo.(Tranh vẽ SGV/ 44) – Hoạt động khám phá. * HĐ 2: Em hãy tìm bạn có thói quen vệ sinh tốt trong các tranh sau. (Tranh vẽ SGV/45) * HĐ 3. Em hãy cho biết lợi ích của việc tự vệ sinh cá nhân. (Tranh vẽ SGV/ 45) |
– Em nhận biết sự cần thiết của hành vi vệ sinh cá nhân. |
||
23 |
23 |
Bài 9: Em tự vệ sinh cá nhân(tiết 2) |
– Hoạt động khám phá. * HĐ 4. Em hãy cho biết điều gì xảy ra trong các trường hợp sau(Nội dung yêu cầu SGV/ 46) – Hoạt động luyện tập. * HĐ 5. Em hãy chọn cách xử lí đúng trong tình huống sau (Tranh SGV/ 46) |
– Em hiểu được ý nghĩa của hành vi tự vệ sinh cá nhân. |
Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm; |
|
24 |
24 |
Bài 9: Em tự vệ sinh cá nhân(tiết 3) |
– Hoạt động luyện tập. * HĐ 6.Em hãy luyện tập các bước đánh răng đúng cách. (Nội dung yêu cầu SGV/47) – Hoạt động vận dụng: * HĐ 7. Em hãy thực hành mỗi ngày. (Nội dung yêu cầu SGV/ 47) |
– Em thực hành, rèn luyện các hành vi vệ sinh cá nhân hiệu quả. |
– Hoạt động cá nhân; làm VBT.. |
|
25 |
25 |
Bài 10: Em tự chăm sóc bản thân(tiết 1) |
– Hoạt động khởi động. * HĐ 1. Em hãy vỗ tay theo nhạc bài Điệu múa rửa tay. (Tranh vẽ SGV/ 48) – Hoạt động khám phá. * HĐ 2. Em hãy tìm bạn biết tự chăm sóc bản thân. (Tranh vẽ SGV/ 49) * HĐ 3. Em hãy cho biết vì sao phải chăm sóc bản thân. * HĐ 4. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi (Tranh vẽ SGV/50) |
– Em nhận biết vì sao cần phải tự chăm sóc bản thân. – Em biết được ý nghĩa của hành vi tự chăm sóc bản thân. |
– Thảo luận lớp; hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm. |
|
26 |
26 |
Bài 10: Em tự chăm sóc bản thân(tiết 2) |
– Hoạt động luyện tập. * HĐ 5. Em hãy luyện tập rửa tay đúng cách theo các bước sau đây(Tranh SGV/ 51) – Hoạt động vận dụng: * HĐ 6. Em hãy làm gì trong mỗi tình huống sau? (Tranh vẽ SGV/ 51) * HĐ 7. Em hãy tập chăm sóc bản thân để cơ thể khỏe mạnh theo gợi ý dưới đây. (Tranh vẽ SGV/ 51) |
– Em thực hành rèn luyện các hành vi ý nghĩa của hành vi tự chăm sóc bản thân. |
– Hoạt động cá nhân; cặp đôi.; Làm VBT. |
|
27 |
27 |
Chủ đề 8: Phòng tránh tai nạn thương tích Bài 11: Em nhận biết tình huống nguy hiểm(tiết 1) |
– Hoạt động khởi động. * HĐ1.Em hãy nhận biết nhanh hành động nguy hiểm. (Tranh vẽ SGV/ 52) – Hoạt động khám phá. * HĐ 2. Em hãy chọn hành động an toàn. (Tranh vẽ SGV/ 53) * HĐ 3: Em hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra ở các tình huống nguy hiểm sau. (Tranh vẽ SGV/ 53) |
– Em nhận biết sự cần thiết của việc nhận diện tình huống nguy hiểm |
– Hoạt động nhóm; hoạt động cá nhân. |
|
28 |
28 |
Bài 11: Em nhận biết tình huống nguy hiểm (tiết 2) |
– Hoạt động khám phá. * HĐ 4. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. (Tranh vẽ SGV/ 53) – Hoạt động luyện tập. * HĐ 5. Em hãy cho biết những biển báo sau cảnh báo điều gì. (Tranh vẽ SGV/53) |
– Em hiểu được các quy tắc của việc nhận diện tình huống nguy hiểm. |
– Hoạt động nhóm. |
|
29 |
29 |
Bài 11: Em nhận biết tình huống nguy hiểm (tiết 3) |
– Hoạt động vận dụng: * HĐ 6. Em hãy chọn cách xử lí an toàn trong mỗi tình huống sau. (Tranh vẽ SGV/ 54) * HĐ 7. Em hãy thực hiện yêu cầu sau. (Tranh vẽ SGV/ 55) |
– Em thực hành, rèn luyện nhận diện tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. |
– Hoạt động cặp đôi; hoạt động cá nhân,làm VBT. |
|
30 |
30 |
Bài 12: Em phòng tránh tai nạn thương tích(tiết 1) |
– Hoạt động khởi động. * HĐ1. Em hãy tìm vật dễ gây tai nạn thương tích. (Tranh vẽ SGV/ 56) – Hoạt động khám phá. * HĐ 2. Em hãy chọn tranh thể hiện hành động dễ gây thương tích. (Tranh vẽ SGV/ 56) * HĐ 3: Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi tranh. (Tranh vẽ SGV/ 57) |
– Em nhận biết nguyên nhân, hậu quả của tai nạn, thương tích. – Em biết được các quy tắc của việc phòng tránh tai nạn, thương tích. – Em thực hành, rèn luyện cách thức phòng, tránh tai nạn, thương tích |
– Hoạt động nhóm; hoạt động cá nhân. |
|
31 |
31 |
Bài 12: Em phòng tránh tai nạn thương tích(tiết 2) |
– Hoạt động luyện tập. * HĐ 4: Em hãy tìm lời khuyên phù hợp cho các bạn trong mỗi tranh để phòng, tránh tai nạn, thương tích xảy ra. * HĐ 5. Em hãy cùng các bạn đóng vai những tình huống sau. (Tranh vẽ SGV/58) |
– Hoạt động nhóm; hoạt động cặp đôi. |
||
32 |
32 |
Bài 12: Em phòng tránh tai nạn thương tích(tiết 3) |
– Hoạt động vận dụng: * HĐ 6. Em hãy hướng dẫn bạn thực hành đảm bảo an toàn trong lớp học của mình. * HĐ 7: Em hãy thảo luận cùng bạn về những tai nạn thường gặp ở những nơi sau. (Tranh vẽ SGV/59) |
– Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm.; làm VBT. |
||
33 | 33 | Hoạt động dành cho địa phương (Tiết 1) | ||||
34 | 34 | Hoạt động dành cho địa phương (tiết 2) | ||||
35 | 35 | Tổng kết môn học |