Kế hoạch tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4

Kế hoạch tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4

Kế hoạch tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4 gồm 2 mẫu sách KNTT, 1 mẫu Cánh diều, giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng địa chỉ tích hợp vào môn Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm.

Bạn đang đọc: Kế hoạch tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4

Kế hoạch dạy học tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống theo chương trình mới, làm cho tiết dạy sinh động hơn. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Kế hoạch tích hợp Giáo dục địa phương lớp 4, An toàn giao thông, Kỹ năng sống, Quốc phòng an ninh, Quyền con người. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Kế hoạch tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4 năm 2023 – 2024

    Kế hoạch tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4 Cánh diều

    TRƯỜNG TH SỐ 1…….
    TỔ KHỐI 4

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ……., ngày 06 tháng 01 năm 2024

    KẾ HOẠCH
    THỰC HIỆN SỬ DỤNG TÀI LIỆU TÍCH HỢP GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC MÔN HỌC (TIẾNG VIỆT, ĐẠO ĐỨC, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM) – LỚP 4 NĂM HỌC 2023-2024

    1. MÔN TIẾNG VIỆT (SÁCH CÁNH DIỀU)

    Tuần

    Bài

    Yêu cầu cần đạt

    Nội dung tích hợp

    Ghi chú

    Tuần

    2

    Bài đọc 3: Vệt phấn trên mặt bàn

    Đọc diễn cảm văn bản, nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc.

    GD học sinh biết yêu quý bạn bè, quan tâm và cảm thông với bạn bè.

    Tích hợp vào HĐ Luyện đọc nâng cao

    Bài đọc 4: Những vết đinh

    Biết đặt mình vào vị trí của người khác để lựa chọn những cách ứng xử phù hợp.

    GD học sinh biết yêu thương mọi người. Tránh làm tổn thương người khác.

    Tuần

    3

    Bài đọc 1: Văn hay chữ tốt

    Nêu được những điều học tập được từ nhân vật Cao Bá Quát

    Ca ngợi lòng quyết tâm, sự kiên trì và tài năng của Cao Bá Quát. Từ đó thể hiện sự tự hào về truyền thống, về các danh nhân của đất nước.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Nói và nghe: Kể chuyện: Tấm huy chương

    Biết bày tỏ sự yêu thích, khâm phục sự nỗ lực của nhân vật.

    GD HS đức tính chăm chỉ, bền bỉ, tinh thần vượt khó, nỗ lực vượt lên chính mình.

    Tích hợp vào bài tập 2

    Tuần

    4

    Bài đọc 3: Cô giáo nhỏ

    -Biết bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về nhân vật trong câu chuyện

    GD học sinh biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống để giúp đỡ người thân và bạn bè.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần

    5

    Bài đọc 1: Cau

    Biết cảm nhận những chi tiết miêu tả hình dáng, đặc điểm cây cau, qua đó ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người

    GD học sinh thật thà, ngay thẳng trong học tập.

    Tích hợp vào HĐ đọc hiểu

    Bài đọc 2: Một người chính trực

    Biết cảm nhận những chi tiết cho thấy cốt cách chính trực của Tô Hiến Thành; biết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân với mọi người.

    GD học sinh thật thà, ngay thẳng trong học tập và trong cuộc sống; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần

    6

    Bài đọc 3: Những hạt thóc giống

    Nêu tình cảm và suy nghĩ của bản thân về nhân vật trong câu chuyện

    Ca ngợi đức tính trung thực và lòng dũng cảm của cậu bé Chôm trong câu chuyện

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần

    7

    Bài đọc 1: Những thư viện đặc biệt

    Hiểu được thông điệp: Sách là tài sản quý giá của nhân loại và chính là kho báu của tuổi thơ

    GD học sinh ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần 8

    Bài đọc 3: Người thu gió

    Biết bày tỏ sự yêu thích với tấm gương ham học hỏi và đầu óc sáng tạo của nhân vật trong câu chuyện.

    GD học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào trong đời sống hằng ngày.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần 10

    Luyện từ và câu: Động từ

    Nêu được các việc làm hằng ngày ở nhà hoặc ở trường và niềm vui khi lao động

    GD học sinh thường xuyên tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản thân

    Tích hợp vào bài tập 2

    Tuần 11

    Bài đọc 3: Nếu chúng mình có phép lạ

    Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng ở một số từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc

    GD HS đọc thể hiện được tình cảm yêu thương, khát vọng hoà bình, bình yên cho Trái Đất với giọng dứt khoát, tự hào.

    Tích hợp vào HĐ luyện đọc nâng cao

    Tuần 12

    Bài đọc 1: Người cô của bé Hương

    Cảm nhạn được tình cảm và sự quan tâm của nhân vật bạn nhỏ dành cho người cô của mình.

    Có tình cảm gắn bó thương yêu những người thân yêu trong gia đình, họ hàng.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần 13

    Góc sáng tạo: Tình làng nghĩa xóm

    Kể lại được những việc đã làm để giúp đỡ hàng xóm và chia sẻ được cảm xúc qua sự việc

    GD HS biết yêu thương, quan tâm đến mọi người.

    Tích hợp vào bài tập 1

    Tuần 14

    Bài đọc 1: Ông Yếu Kiêu

    -Biết bày tỏ sự yêu thích đối với các chi tiết hay trong câu chuyện.

    -Hiểu thông điệp trong lời nói của nhân vật, biết chia sẻ suy nghĩ của bản thân với người khác.

    GD học sinh yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, khâm phục những người anh hùng cứu nước.

    Tích hợp vào HĐ đọc hiểu

    Tuần 15

    Bài đọc 3: Ba nàng công chúa

    -Biết bày tỏ sự yêu thích đối với các chi tiết hay trong câu chuyện.

    GD học sinh tinh thần yêu nước, yêu quý, cảm phục những người có công bảo vệ đất nước.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần 16

    Bài viết 1: Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích

    Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe

    GD HS có cách biểu đạt tình cảm với những nhân vật mình thích hoặc không thích qua cách viết các câu nêu tình cảm, lí do yêu thích, cách dùng từ ngữ biểu cảm.

    Tích hợp vào bài tập 1,2,3.

    Nói và nghe: Kể chuyện: Cứu người trước đã

    – Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện

    – Cảm nhận được tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc: coi việc cứu người là thiên liên, quan trọng hơn tất cả.

    GD học sinh biết yêu thương, quan tâm đến mọi người, biết giúp đỡ những người đau ốm.

    Tích hợp vào bài tập 3

    Bài đọc 2: Để học tập tốt.

    -Có ý thức rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.

    – Tự giác trong luyện tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ, xây dựng đất nước.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần 19

    Bài đọc 1: Món quà

    Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, chi tiết giàu cảm xúc

    GD HS biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

    Tích hợp vào HĐ đọc hiểu

    Nói và nghe: Kể chuyện: Giếng nước của Rai – ân

    Biết kết hợp lời kể,cử chỉ, điệu bộ nét mặt,… trong khi kể chuyện.

    GD HS biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn vùng sâu, vùng xa.

    Tích hợp vào BT 2

    Tuần 20

    Bài đọc 3: Những hạt gạo ân tình

    Cảm nhận được nghĩa cử cao đẹp của bộ đội Việt Nam dành cho nhân dân Cam-pu-chia và tình cảm yêu mến của nhân dân Cam-pu-chia dành cho bộ đội Việt Nam.

    – Biết bày tỏ cảm nghĩ về một số chi tiết xúc động trong bài.

    GD HS trân trọng, tự hào về những đóng góp to lớn của bộ đội Việt Nam giúp đất nước và giúp người dân Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

    Tích hợp vào HĐ đọc hiểu

    Bài viết 3: Viết thư thăm hỏi

    Viết được lá thư thể hiện tình cảm của bản thân dành cho người nhận thư qua cách sử dụng từ xưng hô, lời chào, lời chúc, lời hẹn,…

    GD HS biết yêu thương, chia sẻ, động viên, quan tâm đến người thân, bạn bè, thầy cô,…

    Tích hợp vào HĐ luyện tập, thực hành.

    Nói và nghe: Trao đổi: Lòng nhân ái

    Biết xúc động trước tình cảm và các hoạt động thể hiện lòng nhân ái.

    – Biết mạnh dạn bày tỏ ý kiến, cảm xúc cá nhân về lòng nhân ái.

    GD HS yêu quý, trân trọng những người có lòng nhân ái; đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi,..

    Tích hợp vào BT

    Tuần 21

    Bài đọc 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

    Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ.

    GD HS biết ơn, kinh trọng những người chiến sĩ dũng cảm trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Bài đọc 2: Xả thân cứu đoàn tàu

    – Phát hiện được một số chi tiết xúc động trong bài.

    – Biết chia sẻ cảm xúc của mình với thầy cô, bạn bè,..

    – GD HS thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, quy ước tập thể. Nhắc nhở người thân chấp hành các quy định, quy ước nơi công cộng.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần 23

    Bài đọc 1: Đàn bò gặm cỏ.

    Nêu được cảm nhận về những hình ảnh đẹp, những từ ngữ hay trong bài.

    GD HS biết quý trọng người lao động, yêu lao động, chăm chỉ lao động và học tập, có trách nhiệm với công việc.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Nói và nghe: kể chuyện: Chuyện của loài chim.

    Thể hiện được lời kể bằng từ ngữ phù hợp, giọng kể diễn cảm, động tác và nét mặt phù hợp với câu chuyện.

    GD HS yêu đất nước, tự hào về những thay đổi từng ngày của đất nước ta.

    Tích hợp vào BT 2

    Bài đọc 2: Người của giàn khoan

    – Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ

    – Biết bày tỏ niềm tự hào về những công trình xây dựng đất nước, tình cảm yêu mến đối với những người góp sức xây dựng đất nước.

    – GD HS biết trân trọng người lao động, chăm lao động; vui mừng vì sự thay đổi từng ngày của đất nước.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần

    24

    Bài đọc 3: Đoàn thuyền đánh cá

    – Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

    – Biết liên hệ nội dung bài thơ với thực tiễn xây dựng đất nước.

    GD HS tự hào về đất nước giàu đẹp và người lao động Việt Nam cần cù, yêu lao động, lạc quan.

    Tích hợp vào HĐ đọc hiểu

    Tuần

    25

    Bài đọc 1: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán.

    – Biết thể hiện lòng tự hảo với những thắng lợi hào hùng trong lịch sử bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta

    – Biết bày tỏ sự kính trọng, khâm phục đối với tài trí và công lao to lớn của Ngô Quyền.

    – GD HS yêu quê hương, tổ quốc, tự hào về lịch sử giữ nước của nhân dân ta.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần 26

    Bài đọc 4: Trường Sa

    – Cảm nhận được những hình ảnh về biển đảo Trường Sa và các chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo.

    – Biết bày tỏ cảm nghĩ về một số chi tiết xúc động trong bài.

    GD HS yêu quê hương, đất nước, tự hào về đất nước; Yêu quý và biết ơn các chiến sĩ bảo vệ biển đảo.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Góc sáng tạo: Những trang sử vàng

    – Biết chọn một số thông tin nổi bật để giới thiệu, viết có cảm xúc

    GD HS tự hào về những trang sử chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, biết ơn các liệt sĩ và những người có công với đất nước, có ý thức phấn đấu để trở thành công dân tốt.

    Tích hợp vào BT1, 2

    Tuần

    28

    Bài đọc 1: Chiến công của những du kích nhỏ

    Nêu được tình cảm, suy nghĩ dành cho nhân vật trong câu chuyện.

    Ngợi ca long yêu nước, sự mưu trí, dũng cảm và chiến công của các đội viên du kích thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó giáo dục HS yêu quê hương đất nước, biết ơn những người có công với đất nước.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần 30

    Bài đọc 2: Đường đi Sa Pa

    Biết bày tỏ sự yêu thích những hình ảnh đẹp trong bài; Biết chia sẻ cảm xúc với mọi người.

    GD HS yêu thiên nhiên, có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    Tuần 31

    Bài đọc 4: Bức mật thư

    Đọc diễn cảm văn bản, nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc.

    Đề cao sự ham thích tìm tòi, khám phá của các nhà thám hiểm. Qua đó giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, lòng ham muốn khám phá thế giới.

    Tích hợp vào HĐ Luyện đọc nâng cao.

    Tuần 33

    Bài viết 4: Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia

    Viết được đoạn văn thuật lại việc được chứng kiến hoặc tham gia

    GD HS vận dụng những điều đã học vào thực tế, ý thức về các hoạt động học tập, trải nghiệm.

    Tích hợp vào BT 1

    Tuần 34

    Bài đọc 6: Một trí tuệ Việt Nam

    Cảm nhận được ý nghĩa của các chi tiết tiêu biểu nhất trong cuộc đời hoạt động của bác sĩ Tôn Thất Tùng.

    GD HS tự hào về trí tuệ, tài năng của con người Việt Nam. Trân trọng sự đống góp của bác sĩ Tôn Thất Tùng cho y học và đất nước.

    Tích hợp vào HĐ Đọc hiểu

    2. MÔN ĐẠO ĐỨC (SÁCH CÁNH DIỀU)

    Chủ đề tích hợp

    Nội dung giáo dục

    Tuần

    Bài

    Yêu cầu cần đạt

    Mức độ tích hợp

    Biết ơn người lao động

    Yêu nước

    1,2

    Bài 1: Người lao động

    Nêu được những đóng góp của một số người lao động ở xung quanh đối với quê hương, đất nước

    Bộ phận

    3,4

    Bài 2: Em biết ơn người lao động

    – Nêu được cần phải biết ơn người lao động vì họ đã góp mồ hôi, công sức vào công cuộc xây dựng và phát triên đất nước.

    – Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

    – Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.

    Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

    Nhân ái

    5,6

    Bài 3: Em nhận biết sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

    – Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

    – Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ ngươi gặp khó khăn.

    Toàn phần

    7,8,9

    Bài 4: Em thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

    – Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

    – Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.

    Yêu lao động

    Chăm chỉ

    10, 11

    Bài 5: Em yêu lao động

    – Nêu được một số biểu hiện của
    yêu lao động.
    – Biết vì sao phải yêu lao động.

    Toàn phần

    12,13

    Bài 6: Em tích cực tham gia lao động

    – Tích cực, tự giác tham gia hoạt
    động lao động phù hợp với khả
    năng của bản thân.
    – Quý trọng người yêu lao động;
    không đồng tình với những biểu
    hiện lười lao động

    Tôn trọng tài sản của người khác

    Trung thực

    14,1516

    Bài 7: Em tôn trọng tài sản của người khác

    – Nêu được một số biểu hiện của
    bảo vệ của công.
    – Biết: Bảo vệ của công là trách
    nhiệm của mỗi người đối với nhà
    trường, cộng đồng, xã hội.
    – Có những việc làm cụ thể để bảo
    vệ của công.
    – Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo
    vệ của công

    Toàn phần

    Bảo vệ của công

    Trách nhiệm

    19,20,21

    Bài 8: Em bảo vệ của công

    -Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

    -Biết vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

    -Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng.

    -Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

    Toàn phần

    Thiết lập và duy trì quan hệ bạn bè

    Nhân ái

    22,23,24

    Bài 9: Em làm quen với bạn

    – Biết vì sao phải thiết lập và duy trì quan hệ bạn bè

    – Nhận biết cách đơn giản để thiết lập, duy trì quan hệ bạn bè.

    Toàn phần

    25, 26, 27

    Bài 10: Em nuôi dưỡng quan hệ bạn bè

    – Biết vì sao phải thiết lập và duy trì quan hệ bạn bè

    – Nhận biết cách đơn giản để thiết lập, duy trì quan hệ bạn bè.

    – Có quan hệ tốt với bạn bè ở trường học và làng xóm, khối phố

    Quý trọng đồng tiền

    Sống tiết kiệm

    28,29,30

    Bài 11: Em quý trọng đồng tiền

    – Nêu được vai trò của tiền.

    – Biết vì sao phải quý trọng đồng

    tiền.

    – Biết bảo quản và tiết kiệm tiền;

    mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,… đúng mức, phù hợp với

    hoàn cảnh gia đình.

    – Nhắc nhở bạn bè chi tiêu tiết kiệm

    Toàn phần

    Quyền và bổn phận trẻ em

    Sống kỉ luật và tuân thủ pháp luật

    31,32,33

    Bài 11: Em nhận biết quy tắc an toàn giao thông

    – Kể được một số quyền và bổn

    phận cơ bản của trẻ em.

    – Biết vì sao phải thực hiện quyền

    và bổn phận của trẻ em.

    – Thực hiện được quyền và bổn

    phận của trẻ em phù hợp với lứa

    tuổi

    Toàn phần

    3. MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (SÁCH CÁNH DIỀU)

    Chủ đề

    Tuần

    Bài

    YCCĐ về giáo dục ĐĐLS

    YCCĐ được tích hợp trong HĐTN

    Hình thức và nội dung tích hợp

    Mức

    độ

    1.

    Trường em xanh, sạch, đẹp.

    1

    -SHDC: Chào mừng năm học mới

    -Chủ động tham gia các hoạt động Đội

    Tham gia các hoạt động của Sao nhi đồng, Đội TNTP HCM và nhà trường.

    -Tích hợp trong HĐ Sinh hoạt dưới cờ.

    -Các hoạt động định kì của nhà trường

    Toàn

    phần

    2

    -SHDC: Cổng trường an toàn

    -Chủ động tham gia các hoạt động Đội

    Tham gia các hoạt động của Sao nhi đồng, Đội TNTP HCM và nhà trường.

    -Tích hợp trong HĐ Sinh hoạt dưới cờ.

    -Các hoạt động định kì của nhà trường

    Toàn

    phần

    2.Niềm tự hào của em

    5

    -HĐGD theo chủ đề: Niềm tự hào của em

    -Nhận ra được giá trị bản thân.

    Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân

    -Tích hợp trong

    hoạt động giáo dục theo chủ đề, sinh hoạt lớp

    -Tích hợp trong các chủ đề HĐTN

    – Các hoạt động

    CLB, diễn đàn

    nhằm giúp HS hiểu về bản thân, tự tin thể hiện cảm xúc và hành vi yêu thương

    Toàn

    phần

    6

    SHL: Bức tường vinh danh

    -Nhận ra được giá trị bản thân.

    Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân

    -Tích hợp trong

    hoạt động giáo dục theo chủ đề, sinh hoạt lớp

    – Tích hợp trong các chủ đề HĐTN

    Toàn

    phần

    7

    HĐGD theo chủ đề: Cảm xúc của em

    -Nhận ra được giá trị bản thân.

    Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân

    -Tích hợp trong

    hoạt động giáo dục theo chủ đề, sinh hoạt lớp

    – Tích hợp trong các chủ đề HĐTN

    Toàn

    phần

    8

    SHL: Góc Nhật kí cảm xúc

    -Nhận ra được giá trị bản thân.

    Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân

    -Tích hợp trong

    hoạt động giáo dục theo chủ đề, sinh hoạt lớp

    -Tích hợp trong các chủ đề HĐTN

    Toàn

    phần

    3. Làm việc khoa học

    9

    HĐGD theo chủ đề: Một ngày của em

    -Có ý thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    Thể hiện được nề nếp sinh hoạt,
    bước đầu hình
    thành thói quen tư duy khoa học.
    Tự lực thực hiện
    nhiệm vụ của mình theo sự phân công,
    hướng dẫn

    -Tích hợp trong các chủ đề HĐTN theo YCCĐ

    Toàn

    phần

    10

    SHDC: Câu chuyện về ngày hôm qua

    -Có ý thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    Thể hiện được nề nếp sinh hoạt,
    bước đầu hình
    thành thói quen tư duy khoa học.
    Tự lực thực hiện
    nhiệm vụ của mình theo sự phân công,
    hướng dẫn

    -Tích hợp trong các chủ đề HĐTN theo YCCĐ
    – Thông qua cuộc
    thi, các hoạt động
    sân khấu hóa, diễn đàn giúp các em HS
    hiểu về tư tưởng,
    đạo đức, phong
    cách Hồ Chí Minh

    Toàn

    phần

    11

    HĐGD theo chủ đề: Thực hiện nhiệm vụ được phân công

    -Có ý thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    Thể hiện được nề nếp sinh hoạt,
    bước đầu hình
    thành thói quen tư duy khoa học.
    Tự lực thực hiện
    nhiệm vụ của mình theo sự phân công,
    hướng dẫn

    -Tích hợp trong các chủ đề HĐTN theo YCCĐ
    – Thông qua cuộc
    thi, các hoạt động
    sân khấu hóa, diễn đàn giúp các em HS
    hiểu về tư tưởng,
    đạo đức, phong
    cách Hồ Chí Minh

    Toàn

    phần

    12

    -SHL: Câu chuyện về thầy cô giáo

    -Có tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể

    Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô

    Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết

    – Tích hợp trong hoạt động giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề

    – Các hoạt động

    giao lưu nhằm gặp gỡ, tiếp xúc, cùng trải nghiệm về một chủ đề thông qua những hình thức đa dạng như sân khấu hóa, vẽ tranh, thi ứng xử, thi hùng biện, …

    Toàn

    phần

    4. Ứng xử nơi công cộng

    13

    SHDC: Tiểu phẩm Ứng xử văn hóa nơi công cộng

    Phát hiện ra những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, ích kỷ

    Thực hiện hành vi có văn hóa nơi công cộng

    -Tích hợp trong các hoạt động dưới cờ theo chủ đề

    -Tích hợp trong các cuộc thi viết, vẽ, kể chuyện, hùng biện, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ.

    Toàn phần

    14

    SHDC: Diễn đàn kết nối cộng đồng

    Phát hiện ra những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, ích kỷ

    Thực hiện hành vi có văn hóa nơi công cộng

    -Tích hợp trong các hoạt động dưới cờ theo chủ đề

    Tích hợp trong các cuộc thi viết, vẽ, kể chuyện, hùng biện, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ.

    Toàn

    phần

    15

    HĐGD theo chủ đề: Đền ơn đáp nghĩa

    Phát hiện ra những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, ích kỷ

    Tham gia tích cực vào hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

    – Tích hợp HĐ giáo dục theo chủ đề.

    Toàn phần

    16

    HĐGD theo chủ đề: Truyền thống quê hương

    Phát hiện ra những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, ích kỷ

    Tham gia tích cực vào hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

    – Tích hợp HĐ giáo dục theo chủ đề.

    Toàn phần

    6. Quê hương tươi đẹp

    21

    SHL: Kế hoạch giới thiệu cảnh quan thiên nhiên

    -Có ý thức tìm hiểu về các phẩm chất của công dân toàn cầu

    Thực hiện được một số việc làm cụ thể để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

    – Thông qua các giờ SHL theo chủ đề

    – Các hoạt động tham quan dã ngoại

    Toàn phần

    23

    SHL: Kế hoạch chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

    -Có ý thức tìm hiểu về các phẩm chất của công dân toàn cầu

    Thực hiện được một số việc làm cụ thể để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

    – Thông qua các giờ SHL theo chủ đề

    – Các hoạt động tham quan dã ngoại

    Toàn phần

    24

    -SHL: Tiểu phẩm tương tác cây cũng biết đau

    -Có ý thức tìm hiểu về các phẩm chất của công dân toàn cầu

    Thực hiện được một số việc làm cụ thể để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

    – Thông qua các giờ SHL theo chủ đề

    – Các cuộc thi bảo vệ môi trường

    Toàn phần

    7. Gắn kết yêu thương

    27

    – HĐGD theo chủ đề: Tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình

    -Có ý thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    – Thể hiện được nề nếp sinh hoạt,
    bước đầu hình
    thành thói quen tư duy khoa học.
    – Tự lực thực hiện
    nhiệm vụ của mình theo sự phân công,
    hướng dẫn

    -Tích hợp trong các chủ đề HĐTN theo YCCĐ

    Toàn

    phần

    28

    – HĐGD theo chủ đề: Tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình

    -Có ý thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    – Thể hiện được nề nếp sinh hoạt,
    bước đầu hình
    thành thói quen tư duy khoa học.
    – Tự lực thực hiện
    nhiệm vụ của mình theo sự phân công,
    hướng dẫn

    -Tích hợp trong các chủ đề HĐTN theo YCCĐ

    Toàn

    phần

    8. Quan hệ bạn bè

    29

    SHL: Tọa đàm theo chủ đề Phát triển quan hệ với bạn bè

    -Có tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể

    Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô

    Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết

    Đề xuất được một số hoạt động kết nối với những người sống xung

    quanh

    – Tích hợp trong hoạt động giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề

    – Các hoạt động

    giao lưu nhằm gặp gỡ, tiếp xúc, cùng trải nghiệm về một chủ đề thông qua những hình thức đa dạng như sân khấu hóa, vẽ tranh, thi ứng xử, thi hùng biện, …

    Toàn phần

    30

    HĐGD theo chủ đề: Tình cảm bạn bè

    -Có tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể

    Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô

    Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết

    Đề xuất được một số hoạt động kết nối với những người sống xung

    quanh

    -Tích hợp trong hoạt động của loại hình giáo dục theo chủ đề.

    – Các hoạt động

    giao lưu nhằm gặp gỡ, tiếp xúc, cùng trải nghiệm về một chủ đề thông qua những hình thức đa dạng như sân khấu hóa, vẽ tranh, thi ứng xử, thi hùng biện, …

    Toàn phần

    31

    SHL: Thực hành ứng xử trong quan hệ bạn bè

    -Có tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể

    Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô

    Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết

    – Đề xuất được một số hoạt động kết nối với những người sống xung

    quanh

    – Tích hợp trong hoạt động giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề

    – Các hoạt động

    giao lưu nhằm gặp

    gỡ, tiếp xúc, cùng trải nghiệm về một chủ đề thông qua những hình thức đa dạng như sân khấu hóa, vẽ tranh, thi ứng xử, thi hùng biện, …

    Toàn phần

    32

    HĐGD theo chủ đề: Ứng xử trong quan hệ bạn bè

    -Có tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể

    Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô

    Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết

    Đề xuất được một số hoạt động kết nối với những người sống xung

    quanh

    – Tích hợp trong hoạt động của loại hình giáo dục theo chủ đề.

    Toàn phần

    ….

    Kế hoạch tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4 KNTT

    Kế hoạch tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4

    TRƯỜNG TIỂU HỌC………..
    KHỐI 4

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ……., ngày 06 tháng 1 năm 2024

    KẾ HOẠCH
    HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC MÔN HỌC (ĐẠO ĐỨC, TIẾNG VIỆT, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM)

    Thực hiện Công văn …………… của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sử dụng tài liệu hướng dẫn tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

    Khối 4 Trường Tiểu học……. xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tích hợp việc giáo dục học sinh theo hướng dẫn kèm Thông tư …………….của Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2023-2024 như sau:

    * PHƯƠNG ÁN

    1. Môn Tiếng việt

    TT

    Tuần

    Tiết

    Bài

    Nội dung tích hợp

    1

    19

    1

    Bài 1: Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác

    GD lòng biết ơn đối với những người thầy thuốc.

    4+5

    Bài 2: Vệt phấn trên mặt bàn

    GD tình yêu thương với bạn bè, người thân

    2

    20

    3

    Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc …

    GD tình yêu thương với bạn bè, người thân

    4+5

    Bài 4: Quả ngọt cuối mùa

    GD tình yêu thương những người ruột thịt trong gia đình từ những sự quan tâm nho nhỏ. Biết ơn những tình cảm mà người thân dành cho mình.

    7

    Đọc mở rộng:

    GD tình yêu thương con người, yêu thương động vật

    3

    21

    4+5

    Bài 6: Tiếng ru

    GD tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái, tình yêu thương với những người xung quanh.

    4

    22

    4+5

    Bài 8: Trên khóm tre đầu ngõ

    GD: Tình yêu thương động vật

    Trân trọng lịch sử và những giá trị truyền thống của người Việt.

    5

    24

    1

    Bài 11: Sáng tháng năm

    GD: Bồi dưỡng tìnhyêu, sự biết ơn, lòng kính trọng đối với Bác Hồ kính yêu.

    7

    Đọc mở rộng:

    GD: Lòng biết ơn, tình yêu quê hương đất nước. Trân trọng những nét đẹp truyền thống của đất nước.

    6

    25

    4+5

    Bài 14: Trong lời mẹ hát

    GD: Lòng biết ơn, yêu thương và thấu hiểu cho sự hy sinh của mẹ.

    7

    Nói và nghe: Truyền thống uống nước…

    GD: Lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương đất nước mình.

    7

    26

    1

    Bài 15: Người thầy đầu tiên của bố tôi

    GD: Lòng biết ơn thầy cô giáo

    7

    Đọc mở rộng:

    GD: GD lòng biết on những người đã giúp đỡ mình, nhất là những người luôn yêu thương, gần gũi và chăm sóc chúng ta hàng ngày.

    8

    28

    1

    Bài 17: Cây đa quê hương

    GD: Tình yêu quê hương đất nước

    7

    Nói và nghe: Những miền quê yêu dấu

    GD: Tình yêu quê hương đất nước, trân trọng những nét đẹp truyền thống của đất nước.

    9

    29

    7

    Đọc mở rộng:

    GD: Tình yêu quê hương đất nước, trân trọng những nét đẹp truyền thống của đất nước.

    10

    30

    1

    Bài 21: Những cánh buồm

    GD: Tình yêu quê hương đất nước

    4+5

    Bài 22: Cái cầu

    GD Tình yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê hương, thêm yêu thương những người thân trong gia đình.

    7

    Nói và nghe: Về quê ngoại

    GD Tình yêu thương những người thân trong gia đình.

    11

    31

    1

    Bài 23: Đường đi Sa Pa

    GD: Tình yêu quê hương đất nước

    4+5

    Bài 24: Quê ngoại

    GD: Tình yêu quê hương đất nước

    12

    32

    4+5

    Bài 26: Ngôi nhà của yêu thương

    GD: Tình yêu thương và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

    13

    34

    1

    Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản

    GD tình yêu lễ hội, yêu truyền thống văn hoá của quê hương.

    2. Môn Đạo đức

    TT

    Tuần

    Tiết

    Bài

    Nội dung tích hợp

    1

    2

    2

    Bài 2. Biết ơn người lao động

    Cần phải biết ơn người lao động vì họ đã góp mồ hôi, công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển đấy nước. Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể

    2

    6

    2

    Bài 4. Em thể hiện sự Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

    Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân

    3

    11

    2

    Bài 5. Em Yêu lao động

    Tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân. Quý trọng người yêu lao động; không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

    4

    15

    2

    Bài 7.Em Tôn trọng tài sản của người khác

    Thể hiện thái độ tôn trọng tài sản của người khác bằng những lời nói,việc làm cụ thể phù hợp.Nhắc nhở bạn bè, người thân tôn trọng tài sản của người khác

    5

    19

    2

    Bài 8: Em Bảo vệ của công

    Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công.- Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.

    6

    24

    2

    Bài 10. Em duy trì quan hệ bạn bè

    Nhận biết được cách đơn giản để thiết lập, duy trì quan hệ bạn bè. Có quan hệ tốt với bạn bè ở trường học và làng xóm, khối phố.

    7

    28

    2

    Bài 11. Quý trọng đồng tiền

    Biết bảo quản và tiết kiệm tiền; mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,… đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Nhắc nhở bạn bè chi tiêu tiết kiệm

    3. Môn Hoạt động trải nghiệm

    TT

    Tuần

    Tiết

    Bài

    Nội dung tích hợp

    1

    2

    2

    Những việc làm đáng tự hào của bản thân

    GD những việc làm đáng tự hào của bản thân

    2

    11

    2

    Tình bạn

    GD những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè

    3

    17

    2

    Gắn kết yêu thương

    GD những việc làm tạo sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình

    4

    26

    2

    Đền ơn đáp nghĩa

    GD HS tham gia tích cực vào hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

    5

    27

    2

    Ứng xử có văn hoá

    GD hành vi có văn hóa nơi công cộng

    6

    29

    2

    Cảnh quan thiên nhiên quê em

    GD một số việc làm cụ thể để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

    Trên đây là Kế hoạch tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong các môn học năm học 2023-2024 của Tổ khối 4 Trường Tiểu học ……., đề nghị giáo viên chủ nhiệm triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả./.

    KT.HIỆU TRƯỞNG
    PHÓ HIỆU TRƯỞNG
    KHỐI TRƯỞNG

    Địa chỉ tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4

    ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP
    GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

    1. MÔN TIẾNG VIỆT

    Môn học: Tiếng Việt Lớp: 4
    Tên bài học: Quả ngọt cuối mùa Số tiết: 02 Thời gian thực hiện: Tuần 20

    1. Yêu cầu cần đạt

    1.1. Các yêu cầu cần đạt chung

    – Đọc diễn cảm bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”; biết ngắt nhịp phù hợp và nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả (lá mới, chồi non, rét cứa như dao…), các từ ngữ diễn tả hành động, việc làm chan chứa yêu thương của bà và cháu (giữ, chờ, phần, chưa trảy vào, chống gậy, xem, nom, ngắm, lo, phòng, thương mấy là thương).

    – Trả lời câu hỏi đọc hiểu để tìm ra các chi tiết thể hiện tình yêu thương bà dành cho con cháu và tình thương bà của cháu; giải thích được nghĩa của các cụm từ “rét cứa như dao”, “nom Đoài ngắm Đông”, “tóc sương da mồi” và lí giải được nội dung của câu thơ lục bát cuối bài.

    – Hiểu được điều tác giả nhắn nhủ, gửi gắm qua bài thơ (Biết ơn và trân trọng tình yêu thương và sự hi sinh bà dành cho con cháu).

    – Rèn luyện kĩ năng tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ đã cho (từ “trông) trong và ngoài văn bản đọc; biết đặt câu với từ ngữ tìm được.

    1.2. Yêu cầu cần đạt về tích hợp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống

    – Từ hình tượng người bà, hiểu được giá trị của tình yêu thương mà người thân dành cho mình qua những hành động giản dị hàng ngày.

    – Biết bày tỏ tình cảm, sự trân quý khi đón nhận tình yêu thương của người thân dành cho mình.

    2. Đồ dùng dạy học

    – Hình ảnh minh hoạ bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”.

    – Các thẻ chữ để ghi lại những suy ngẫm cá nhân khi thực hành đọc hiểu.

    3. Hoạt động dạy học

    3.1. Khởi động

    – Trò chơi “Truyền điện”: Một HS được chỉ định sẽ nhận “Thẻ đọc” (cắt hình quả cam) và đọc một câu thơ/khổ thơ về tình cảm gia đình, sau đó nhanh chóng chuyển thẻ đọc cho một học sinh bất kì. Thành viên nhận được thẻ sẽ đọc thơ về tình cảm gia đình và không được lặp lại ngữ liệu đọc trước đó. Trò chơi thực hiện trong 4 – 5 phút.

    – GV lắng nghe, bình luận ngắn về những vần thơ mà HS đã đọc; dùng lời chuyển dẫn, kết nối vào bài (nhấn mạnh thông điệp về tình yêu thương trong gia đình), đề nghị HS bóc phần giấy dán trên thẻ đọc đã sử dụng và đọc to tên bài thơ “Quả ngọt cuối mùa”.

    Kế hoạch tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4

    3.2. Khám phá và luyện tập

    – Hoạt động 1. Luyện đọc thành tiếng

    + Hướng dẫn giọng đọc: Đoạn 1 (từ đầu đến “toả hương”) đọc với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả sự vật (lá mới, chồi non, ngon, rét cứa như dao…) và từ ngữ chỉ hoạt động của bà (giữ, dành tận cuối mùa, chờ, phần, chưa trảy vào, chống gậy ra xem…). Đoạn 2 (đoạn còn lại) đọc với giọng tha thiết, yêu thương.

    + Đọc mẫu hoặc gọi HS có giọng đọc hay thể hiện toàn bộ bài đọc.

    + Luyện đọc nối tiếp đoạn (có thể chia đoạn 1 trong bài thơ thành 2 đoạn nhỏ: 4 dòng thơ đầu và 6 dòng tiếp theo). Hỏi HS về cảm xúc khi đọc từng đoạn trong bài (yêu thương, trân trọng, mong mỏi thiết tha…) làm tiền đề cho hoạt động đọc hiểu, cảm thụ và GD về tình yêu thương, sự sẻ chia trong gia đình.

    + Luyện đọc theo nhóm (nhóm đôi, nhóm 4).

    – Hoạt động 2. Đọc hiểu

    Kế hoạch tích hợp Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 4

    + Tổ chức làm việc nhóm 4 để trả lời các câu hỏi đọc hiểu 1, 2, 3, 4 bằng cách vận dụng kĩ thuật XYZ – 464 (trong đó X là số lượng học sinh, Y là thời gian [phút], Z là nhiệm vụ đọc hiểu cần thực hiện. Đây là hoạt động trọng điểm đầu tiên HS thực hiện gắn với mục tiêu tích hợp GD. Phương pháp gợi ý: Phương pháp luyện tập, thực hành và Phương pháp dạy học trải nghiệm. Khuyến khích HS sử dụng “Phiếu đọc” để ghi lại những suy ngẫm theo các ý:

    + Sau hoạt động nhóm, GV hoặc ban học tập lên điều hành chia sẻ các nội dung đặt ra ở từng câu hỏi:

    Câu hỏi 1. Những chi tiết thể hiện tình yêu thương bà dành cho con cháu: Dành trái ngọt cuối mùa chờ con cháu về ăn, chống gậy ra xem cây trái trong vườn giữa cái rét Giêng Hai vì lo sương giá và lũ chim ăn mất.

    Câu hỏi 2. Nghĩa của các cụm từ: rét cứa như dao – rất rét, rét như cứa vào da thịt; nom Đoài ngắm Đông – trông bên tây, ngó bên đông, quan sát kĩ khắp nơi; tóc sương da mồi – tóc đã bạc, da đã xuất hiện những chấm đồi mồi (nói về sự già đi của con người). Bình luận về giá trị biểu đạt mà từng cụm từ mang lại trong bài thơ: rét cứa như dao – thời tiết giá lạnh, khắc nghiệt nhưng bà vẫn chống gậy ra vườn trông cây, trông quả, thức quả đã giữ, đã dành để đợi con cháu về ăn; nom Đoài ngắm Đông – thể hiện sự lo lắng, sự cẩn trọng của bà; tóc sương da mồi – bà đã già và ngày một già đi trong khi con cháu đều ở những nơi xa…

    Câu hỏi 3. Tình thương của cháu dành cho bà: Thương bà già nua, lại vắng con xa cháu. Bình luận thêm về cụm từ cảm thán và lời xưng gọi thiết tha thể hiện tình yêu thương của cháu: “Bà ơi”, “thương mấy là thương”.

    Câu hỏi 4. Thông điệp, ý nghĩa từ câu thơ lục bát cuối bài: Tình cảm của bà giống như trái chín, càng thêm thời gian thì càng thêm ngọt ngào (chọn ý B hoặc nêu ý kiến). Khuyến khích HS bày tỏ những suy ngẫm cá nhân ở câu hỏi này.

    • HS cùng chia sẻ các Phiếu đọc đã ghi những suy ngẫm của nhóm. GV chốt lại thông điệp GD: Tình yêu thương của bà (và của những người thân trong gia đình) luôn tràn đầy. Em hãy “lắng nghe” tình cảm ấy qua từng việc làm giản dị hàng ngày và hãy đáp lại bằng những yêu thương chân thành.

    + Cả lớp cùng trả lời câu hỏi đọc hiểu 5 (Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài thơ?) bằng cách trao đổi chung. GV có thể đặt ra một tình huống cụ thể (tương ứng bước 4 trong phương pháp trải nghiệm) để HS thực hành: Viết lời yêu thương để cảm ơn một người thân trong gia đình vì một điều giản dị nhưng ấm áp họ đã dành cho em (GD hành vi).

    + GV cùng HS chốt nội dung bài đọc dựa trên kết quả trả lời câu hỏi đọc hiểu 5. Đề nghị HS gửi những lời yêu thương đã viết đến người thân yêu của mình. Nhấn mạnh lại bài học tích hợp GD: Hiểu được giá trị của tình yêu thương mà người thân dành cho mình qua những hành động giản dị hàng ngày; biết bày tỏ tình cảm, sự trân quý khi đón nhận tình yêu thương đó.

    – Hoạt động 3. Thực hành đọc diễn cảm bài thơ và học thuộc lòng bài thơ

    + Tổ chức luyện đọc diễn cảm (chọn luyện đọc đoạn 1 hoặc đọc cả bài).

    + HS đọc thuộc lòng những đoạn thơ yêu thích, đọc thuộc lòng bài thơ.

    + Chia sẻ những trải nghiệm cảm xúc khi đọc.

    – Hoạt động 4. Luyện tập sau VB đọc

    + Giao phiếu bài tập để HS thực hiện các yêu cầu: 1) Tìm các từ có nghĩa giống với từ “trông” trong đoạn thơ (nom, ngắm); 2) Tìm thêm từ có nghĩa giống với từ “trông” và đặt câu với 1 từ tìm được (xem, ngóng, coi…).

    + HS thực hành, đánh giá cái hay của việc dùng từ có nghĩa giống nhau.

    3.3. Vận dụng, trải nghiệm

    Tổ chức hoạt động “Cây biết ơn”: Viết ngắn (vận dụng kĩ thuật viết 1 phút) điều em luôn trân trọng về gia đình của mình vào thẻ chữ hình chiếc lá, hình hoa, quả và đính lên “cây biết ơn” (vẽ thân cây, cành lá bằng phấn trên bảng)

    2. MÔN ĐẠO ĐỨC

    Nội dung

    giáo dục

    Yêu cầu cần đạt

    Chủ đề tích

    hợp

    Mức độ

    tích hợp

    Yêu nước

    – Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh đối với quê hương, đất nước.

    – Nêu được: Cần phải biết ơn người lao động vì họ đã góp mồ hôi, công sức vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

    – Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

    – Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.

    Biết ơn người lao động – Lớp 4

    Bộ phận

    Nội dung

    giáo dục

    Yêu cầu cần đạt

    Chủ đề tích

    hợp

    Mức độ

    tích hợp

    Nhân ái

    – Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

    – Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

    – Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

    – Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân

    Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn – Lớp 4

    Toàn phần

    – Biết vì sao phải thiết lập và duy trì quan hệ bạn bè.

    – Nhận biết được cách đơn giản để thiết lập, duy trì quan hệ bạn bè.

    – Có quan hệ tốt với bạn bè ở trường học và làng xóm, khối phố.

    Thiết lập và duy trì quan hệ bạn bè – Lớp 4

    Toàn phần

    Nội dung

    giáo dục

    Yêu cầu cần đạt

    Chủ đề tích

    hợp

    Mức độ

    tích hợp

    Chăm chỉ

    – Nêu được một số biểu hiện của yêu lao động.

    – Biết vì sao phải yêu lao động.

    – Tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân.

    – Quý trọng người yêu lao động; không đồng tình với những biểu hiện lười lao động

    Yêu lao động – Lớp 4

    Toàn phần

    Nội dung

    giáo dục

    Yêu cầu cần đạt

    Chủ đề tích

    hợp

    Mức độ

    tích hợp

    Trung thực

    – Nêu được một số biểu hiện tôn trọng tài sản của người khác.

    – Biết vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác.

    – Thể hiện thái độ tôn trọng tài sản của người khác bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp.

    – Nhắc nhở bạn bè, người thân tôn trọng tài sản của người khác

    Tôn trọng tài sản của người khác – Lớp 4

    Toàn phần

     

    Nội dung

    giáo dục

    Yêu cầu cần đạt

    Chủ đề tích

    hợp

    Mức độ

    tích hợp

    Trách nhiệm

    – Nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công.

    – Biết: Bảo vệ của công là trách nhiệm của mỗi người đối với nhà trường, cộng đồng, xã hội.

    – Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công.

    – Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo

    vệ của công.

    Bảo vệ của công – Lớp 4

    Toàn phần

    Nội dung

    giáo dục

    Yêu cầu cần đạt

    Chủ đề tích

    hợp

    Mức độ

    tích hợp

    Sống tiết kiệm

    – Nêu được vai trò của tiền.

    – Biết vì sao phải quý trọng đồng tiền.

    – Biết bảo quản và tiết kiệm tiền; mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,… đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

    – Nhắc nhở bạn bè chi tiêu tiết kiệm

    Quý trọng đồng tiền – Lớp 4

    Toàn phần

    Nội dung

    giáo dục

    Yêu cầu cần đạt

    Chủ đề tích

    hợp

    Mức độ

    tích hợp

    Sống kỉ

    luật

    tuân thủ pháp luật

    – Kể được một số quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em.

    – Biết vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

    – Thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với lứa tuổi

    Quyền và bổn phận trẻ em- Lớp 4

    Toàn phần

    3. MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

    STT

    YCCĐ về giáo dục ĐĐLS

    Mạch nội dung tích hợp

    YCCĐ được tích hợp trong HĐTN

    Hình thức tích hợp và nội dung tích hợp

    1

    Có ý thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    Hoạt động rèn luyện bản thân

    Thể hiện được nề nếp sinh hoạt, bước đầu hình thành thói quen tư duy khoa học.

    Tự lực thực hiện nhiệm vụ của mình theo sự phân công, hướng dẫn

    chủ đề HĐTN theo YCCĐ

    – Thông qua cuộc thi, các hoạt động sân khấu hóa, diễn đàn giúp các em HS hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

    2

    Nhận ra được giá trị của bản thân

    Hoạt động khám phá bản thân

    Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân

    – Tích hợp trong hoạt động giáo dục theo chủ đề, sinh hoạt lớp

    – Tích hợp trong các chủ đề HĐTN

    – Các hoạt động CLB, diễn đàn nhằm giúp HS hiểu về bản thân, tự tin thể hiện cảm xúc và hành vi yêu thương

    3

    Có ý thức tìm hiểu về các phẩm chất của công dân toàn cầu

    Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

    Thực hiện được một số việc làm cụ thể để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

    – Thông qua các giờ SHL theo chủ đề

    – Các hoạt động tham quan dã ngoại

    – Các cuộc thi bảo vệ môi trường

    4

    Tự giác chấp hành nội quy, quy định của pháp luật

    Hoạt động

    xây dựng cộng đồng

    Thực hiện hành vi có văn hóa nơi công cộng

    – Tích hợp trong các hoạt động dưới cờ theo chủ đề

    – Tích hợp trong các cuộc thi viết, vẽ, kể chuyện, hùng biện, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ.

    – Các hoạt động tham quan, dã ngoại.

    5

    Có tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể

    Hoạt động xây dựng nhà trường

    Hoạt động xây dựng cộng đồng

    Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết

    Đề xuất được một số hoạt động kết nối với những người sống xung quanh

    – Tích hợp trong hoạt động giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề

    – Tích hợp trong các hoạt động của loại hình giáo dục theo chủ đề

    – Các hoạt động giao lưu nhằm gặp gỡ, tiếp xúc, cùng trải nghiệm về một chủ đề thông qua những hình thức đa dạng như sân khấu hóa, vẽ tranh, thi ứng xử, thi hùng biện, …

    6

    Phát hiện ra những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, ích kỷ

    Hoạt động xây dựng cộng đồng

    Tham gia tích cực vào hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

    – Tích hợp trong hoạt động sinh hoạt lớp

    – Tích hợp HĐ giáo dục theo chủ đề

    – Các hoạt động tham quan, dã ngoại, thiện nguyện

    7

    Chủ động tham gia các hoạt động Đội

    Hoạt động

    xây dựng nhà trường

    Tham gia các hoạt động của Sao Nhi Đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường

    – Các hoạt động định kì của nhà trường

    – Các hoạt động sinh hoạt dưới cờ.

    >> Tải file để tham khảo toàn bộ kế hoạch!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *