Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp (12 mẫu)

Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp (12 mẫu)

Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp mang tới 12 mẫu, giúp các em học sinh lớp 4 biết cách viết mở bài gián tiếp theo lời người dẫn truyện và bác Lê thật hay.

Bạn đang đọc: Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp (12 mẫu)

Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp (12 mẫu)

Với 12 mở bài Hai bàn tay, các em còn tích lũy vốn từ, bổ trợ kiến thức để trả lời câu hỏi 3 phần Luyện tập tiết Mở bài trong bài văn kể chuyện – Tuần 11 SGK Tiếng Việt Lớp 4 tập 1 trang 114. Mời các em tải miễn phí về tham khảo để học tốt hơn phân môn Tập làm văn lớp 4.

Đề bài: Kể lại phần mở đầu của câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp.

Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp

    Mở bài gián tiếp câu chuyện Hai bàn tay bằng lời người kể chuyện

    Mở bài 1

    Khi còn là thanh niên, Bác Hồ luôn luôn canh cánh tìm kiếm con đường cứu nước nhà ra khỏi xiềng xích bảo hộ của thực dân Pháp. Lúc ấy, Bác Hồ đang ở Sài Gòn. Khi quyết định ra nước ngoài tìm hiểu về con đường cứu nước, Bác Hồ thuyết phục một người bạn thân của mình cùng đi. Người đó là bác Lê.

    Mở bài 2

    Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có người bạn thân cùng chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống, trong sự nghiệp và trong lý tưởng cuộc đời. Bác Hồ của chúng ta khi ra đi tìm đường cứu nước cũng mong muốn có người đi cùng. Người bạn mà Bác Hồ thuyết phục ra đi lúc ấy chính là bác Lê.

    Mở bài 3

    Bác Hồ, vị lãnh tụ cách mạng lỗi lạc của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước tại cảng Nhà Rồng – Sài Gòn. Bác đã dấn thân trên con đường cách mạng chỉ với nghị lực của chính mình và sự làm việc khéo léo, kiên trì của đôi bàn tay. Người biết được ý định ra đi tìm đường cứu nước của Bác lúc ấy chính là bác Lê, một người bạn thân của Bác Hồ.

    Mở bài 4

    Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một tấm gương sáng chói về nghị lực phi thường và sức lao động nhẫn nại. Chúng em học tập điều đó trong câu chuyện kể về Bác: chuyện “Hai bàn tay” Chuyện viết về cuộc trao đổi giữa Bác Hồ và người bạn tên Lê của Bác thời ấy.

    Mở bài 5

    Con người khi muốn bắt đầu làm một việc gì nhất thiết phải có lòng tin. Câu chuyện về Bác Hồ vĩ đại của chúng ta sau đây là một ví dụ về lòng quyết tâm và lòng tin vô bờ bến.

    Mở bài 6

    Bác Hồ là một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp vĩ đại của Bác khởi nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. Lòng yêu nước ấy bắt đầu khi Bác mới là một chàng thanh niên trẻ tuổi. Thế nhưng, Bác rất giàu ý chí và nghị lực. Vì thế Bác đã thực hiện hoài bão cứu nước của mình. Để thấy được ý chí và nghị lực của Bác, chúng ta hãy tìm hiểu qua câu chuyện Hai bàn tay của tác giả Trần Dân Tiên. Chuyện là thế này:….

    Mở bài 7

    Lớn lên trong bối cảnh đất nước phải chịu đựng sự đô hộ của bè lũ thực dân độc ác. Bác Hồ luôn ấp ủ khát vọng giải phóng đất nước. Tuy nhiên, trước sự thất bại của các phong trào, khởi nghĩa, Bác gặp phải một vấn đề lớn: đó là phải đi theo con đường nào để có thể thành công dành lại độc lập. Mang theo nghi vấn ấy, Bác Hồ quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Xem thử các nước khác làm như thế nào, phát triển ra sao để về giúp dân mình. Nghĩ là làm, Bác Hồ đã đến gặp anh Lê, một người bạn của mình cùng chung chí hướng để bàn về việc ra đi tìm đường cứu nước.

    Mở bài gián tiếp câu chuyện Hai bàn tay bằng lời của bác Lê

    Mở bài 1

    Hầu như chẳng ai có thể nghĩ người bạn bình thường của mình sẽ trở thành vĩ nhân từ hai bàn tay. Tôi là một người hạnh phúc khi có một người hạn vĩ nhân là Bác Hồ. Tôi xin kể mọi người nghe câu chuyện giữa tôi và Bác Hồ thời ấy.

    Mở bài 2

    Tôi luôn luôn tự hào rằng tôi là người diễm phúc được làm người bạn thân thiết thời thanh niên của Bác Hồ. Bác Hồ của chúng ta là người phi thường. Tôi xin kể cho mọi người nghe câu chuyện giữa tôi và Bác Hồ lúc ấy.

    Mở bài 3

    Đôi bàn tay của người bình thường chúng ta làm được biết bao nhiêu việc. Đôi bàn tay của những vĩ nhân lại càng thể hiện ý chí, nghị lực phi thường. Bác Hồ của chúng ta là một vĩ nhân. Tôi xin kể câu chuyện về Bác Hồ khi tôi và Bác Hồ đều là thanh niên. Bác Hồ đã bắt đầu sự nghiệp cách mạng của Bác chỉ bằng hai bàn tay trắng mà thôi.

    Mở bài 4

    Tôi không bao giờ ngờ rằng người bạn thanh niên thân thiết của mình chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta bây giờ. Ngày ấy, Bác Hồ sống ở Sài Gòn. Người muốn ra đi tìm đường cứu nước. Người đã rất mong muốn có một người bạn cùng đi. Người mà Bác Hồ thuyết phục đi cùng lúc ấy chính là tôi.

    Mở bài 5

    Từ hai bàn tay, chúng ta có thể làm nên được tất cả. Tôi còn nhớ như in những tháng ngày còn ở cùng Hồ Chủ tịch tại Sài Gòn, và mỗi lần nhớ lại tôi lại thấm thía câu nói trên, bởi tôi và Hồ Chủ tịch đã có một cuộc nói chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện đó thế này.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *