Khoa học lớp 4 Bài 11: Âm thanh trong cuộc sống

Khoa học lớp 4 Bài 11: Âm thanh trong cuộc sống

Giải Khoa học lớp 4 Bài 11: Âm thanh trong cuộc sống giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 42, 43, 44.

Bạn đang đọc: Khoa học lớp 4 Bài 11: Âm thanh trong cuộc sống

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 11 Chủ đề 2: Năng lượng. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học 4 Bài 11: Âm thanh trong cuộc sống

    1. Vai trò của âm thanh trong cuộc sống

    Câu 1: Những người khiếm thính không nghe được âm thanh gặp khó khăn gì trong cuộc sống? Hãy đề xuất cách giúp họ vượt qua được khó khăn này.

    Trả lời:

    Những người khiếm thính không nghe được âm thanh nên gặp khó khăn trong việc sinh hoạt, tiếp nhận các thông tin. Việc nghe giảng cũng rất khó khăn, dẫn tới các trở ngại trong học tập.

    Để vượt qua khó khăn này họ có thể học khẩu hình miệng, ngôn ngữ kí hiệu, ngôn ngữ hình thể…

    Câu 2: Âm nhạc giúp ích gì cho em? Em biết những loại nhạc cụ nào?

    Trả lời:

    Âm nhạc giúp em thư giãn.

    Một số loại nhạc cụ mà em biết: đàn ghi-ta, piano, kèn, trống, sáo, …

    2. Tìm hiểu cách làm một số nhạc cụ phát ra âm thanh

    Hoạt động 1: Sử dụng đàn ghi-ta, sáo, trống (Hình 2) và làm chúng phát ra âm thanh. Bộ phận nào ở mỗi nhạc cụ phát ra âm thanh?

    Khoa học lớp 4 Bài 11: Âm thanh trong cuộc sống

    Trả lời:

    Bộ phận phát ra âm thanh:

    a – Dây đàn.

    b – Mặt trống.

    c – Cột không khí trong sáo.

    Hoạt động 2: Thu thập thông tin về một số nhạc cụ qua in-tơ-nét, sách, báo và nêu: Tên nhạc cụ; Cách làm phát ra âm thanh; Bộ phận phát ra âm thanh.

    Trả lời:

    Nhạc cụ

    Cách làm phát ra âm thanh

    Bộ phận phát ra âm thanh

    Đàn tranh

    Để chơi đàn ta cần dùng móng chất liệu kim loại, đồi mồi hoặc sừng để gảy dây đàn.

    Dây đàn

    Sáo trúc

    Thổi hơi và dùng tay bấm các nốt.

    Cột khí bên trong ống sáo bị dao động và phát ra âm thanh.

    Đàn T’rưng

    Người chơi đàn sẽ dùng 2 dùi bọc vải gõ lên các ống.

    Ống đàn

    Đàn bầu

    Chơi bằng que hoặc miếng gảy để gảy dây đàn.

    Dây đàn

    Hoạt động 3: So sánh về cách các nhạc cụ nêu trên phát ra âm thanh.

    Trả lời:

    Giống nhau: Khi phát ra âm thanh ta thấy các dụng cụ đều dao động.

    Khác nhau: Bộ phận phát ra âm thanh của các dụng cụ khác nhau là khác nhau.

    3. Tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn

    Câu 1: Kể những tiếng ồn em thường nghe thấy ở trường và ở nhà.

    Trả lời:

    Tiếng ồn em nghe thấy ở trường học: Tiếng học sinh nô đùa trong giờ ra chơi, tiếng các phương tiện giao thông hoạt động ngoài đường, tiếng ve kêu khi mùa hè, …

    Các tiếng ồn em nghe thấy ở nhà: tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, tiếng người nói, tiếng chó sủa …

    Câu 2: Nêu tác hại của tiếng ồn đối với con người.

    Trả lời:

    Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của con người: gây mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, tổn thương tai… và ảnh hưởng tới năng suất làm việc, trao đổi thông tin của con người.

    Câu 3: Em có thể làm gì để giảm tác hại của ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người khác?

    Trả lời:

    Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: không gây tiếng ồn ở nơi công cộng; sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền đến tai; tuyên truyền cho người thân và những người xung quanh biết tác hại của tiếng ồn và cách phòng tránh chúng, …

    Câu 4: Khi tham quan viện bảo tàng, em sẽ nói gì với các bạn đang thảo luận sôi nổi và cười nói to?

    Trả lời:

    Khi tham quan viện bảo tàng, với các bạn đang thảo luận sôi nổi và cười nói to em sẽ nói các bạn không được cười nói to vì như vậy sẽ gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *