Khoa học lớp 4 Bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt

Khoa học lớp 4 Bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt

Giải Khoa học lớp 4 Bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 45, 46, 47.

Bạn đang đọc: Khoa học lớp 4 Bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 12 Chủ đề 2: Năng lượng. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học 4 Bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt

    1. Nóng, lạnh và nhiệt độ

    Câu 1: Số chỉ của nhiệt kế cho biết điều gì?

    Trả lời:

    Số chỉ của nhiệt kế cho biết nhiệt độ của vật.

    Câu 2: Làm thế nào biết vật này nóng hơn hay lạnh hơn vật kia?

    Trả lời:

    Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ: vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.

    Câu 3: Nếu đổ một phần nước nóng ở cốc c (Hình 1c) vào cốc nước nguội (Hình 1a) thì nhiệt độ của nước ở cốc a tăng lên hay giảm đi?

    Trả lời:

    Nếu đổ một phần nước nóng ở cốc c (Hình 1c) vào cốc nước nguội (Hình 1a) thì nhiệt độ của nước ở cốc a tăng lên. Vì nhiệt độ của nước ở cốc c cao hơn nên khi đổ sang cốc a, nhiệt đã truyền từ cốc c sang làm cho cốc a tăng nhiệt độ.

    2. Sự truyền nhiệt

    Câu 1: Khi chạm vào cốc nước nóng, tay em cảm thấy nóng. Nhiệt truyền từ đâu đến tay em?

    Trả lời:

    Khi chạm vào cốc nước nóng, tay em cảm thấy nóng. Nhiệt truyền từ cốc nước nóng đến tay em.

    Câu 2: Vì sao khi được đun nấu thì nhiệt độ của thức ăn tăng lên?

    Trả lời:

    Khi được đun nấu thì nhiệt độ của thức ăn tăng lên vì đã có nhiệt truyền từ bếp sang thức ăn.

    Câu 3: Vì sao vào mùa đông mọi người thích ngồi bên bếp lửa?

    Trả lời:

    Vào mùa đông mọi người thích ngồi bên bếp lửa vì mùa đông trời lạnh làm nhiệt độ từ người truyền ra môi trường khiến cho người bị lạnh.

    Khi ngồi gần bếp lửa, nhiệt truyền từ bếp lửa sang làm người ấm lên.

    Câu 4: Nêu một số cách khác làm vật nóng lên hay lạnh đi trong cuộc sống.

    Trả lời:

    Một số cách làm vật nóng lên hay lạnh đi trong cuộc sống:

    • Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng; Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên; Cắm bàn là vào ổ điện, bàn là nóng lên, Mùa hè trời nắng làm không khí nóng lên…
    • Các vật lạnh đi: Để rau, củ, quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; Cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; Chườm đá lên trán, trán lạnh đi, …

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *