Khoa học lớp 4 Bài 5: Gió, bão

Khoa học lớp 4 Bài 5: Gió, bão

Giải Khoa học lớp 4 Bài 5: Gió, bão giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Chân trời sáng tạo trang 25, 26, 27, 28.

Bạn đang đọc: Khoa học lớp 4 Bài 5: Gió, bão

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 5 Chủ đề 1: Chất. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học 4 Bài 5: Gió, bão

    Giải Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Bài 5 – Luyện tập

    Luyện tập trang 26

    Giải thích vì sao ban ngày thường có gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thường thổi ra biển.

    Khoa học lớp 4 Bài 5: Gió, bão

    Trả lời:

    Ban ngày không khí ở ngoài biển nóng nên nhẹ và bốc lên cao nên bị thổi đẩy vào đất liền còn ban đêm thì không khí ở ngoài biển lạnh nên nặng hơn và đi xuống thấp nên gió từ đất liền bị thổi đẩy ra biển.

    Luyện tập trang 27

    Gió ở hình nào dưới đây mạnh hơn và được gọi là bão? Vì sao?

    Khoa học lớp 4 Bài 5: Gió, bão

    Trả lời:

    Gió ở hình 12 mạnh hơn và được gọi là bão vì gió ở đây thổi rất mạnh kèm theo mưa lớn, sấm sét và giông tố.

    Luyện tập trang 28

    Khi nhận tin báo sắp có bão xảy ra ở địa phương, em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bão?

    Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh về một số hoạt động phòng tránh bão mà địa phương nơi em sống thường áp dụng.

    Trả lời:

    Đề phòng tránh bão cần: tìm cách bảo vệ nhà cửa, tài sản, cây trồng và vật nuôi; đề phòng tai nạn do bão gây ra (ngắt nguồn điện, trú ẩn ở nơi an toàn; không ra khơi, …)

    Giải Khoa học 4 Chân trời sáng tạo Bài 5 – Vận dụng

    Cùng sáng tạo: “Làm mũi tên chỉ hướng gió”

    Chuẩn bị:

    Tờ bìa mỏng, tờ bìa cứng, ống hút giấy, bút chì, cốc giấy, đĩa (hoặc vật bất kì có thể làm đế cố định), đinh ghim, băng dính.

    Thực hiện:

    • Cắt tờ bìa mỏng thành hình vuông, ghi “Đ (Đông), “T” (Tây), “N” (Nam), “B” (Bắc) ở bốn góc.
    • Cắt tờ bìa cứng thành hai hình tam giác cân to và nhỏ. Sau đó, dán hai hình tam giác cân vào hai đầu ống hút để tạo mũi tên.
    • Xuyên bút chì qua chính giữa tờ bìa hình vuông và đáy của chiếc cốc giấy. Lắp mô hình như hình vẽ gợi ý.
    • Đưa chong chóng ra ngoài. Xác định hướng đông và quay góc có chữ “Đ” về hướng đông.

    Khoa học lớp 4 Bài 5: Gió, bão

    Trả lời:

    Học sinh có thể tự làm ở nhà sau đó đưa đến lớp để cùng chơi với các bạn trong lớp.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *