KHTN 8 Bài 10: Oxide

KHTN 8 Bài 10: Oxide

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 10: Oxide giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 44, 45, 46, 47 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bạn đang đọc: KHTN 8 Bài 10: Oxide

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 10 Chương II: Một số hợp chất thông dụng trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 8 Bài 10: Oxide

    I. Khái niệm

    Cho các sơ đồ phản ứng sau:

    (1) .. ? .. + O2 → Al2O3

    (2) P + .. ? ..→ P2O5

    (3) S + .. ? .. → SO2

    (4) Mg + O2−→ .. ? ..

    Hoàn thành các phương trình hoá học và đọc tên các sản phẩm tạo thành.

    Trả lời:

    (1) 4Al + 3O2→ 2Al2O3 (aluminium oxide)

    (2) 4P + 5O2 → 2P2O5 (diphosphorus pentoxide)

    (3) S + O2 → SO2 (sulfur dioxide)

    (4) 2Mg + O2 → 2MgO (magnesium oxide)

    II. Tính chất hóa học

    Câu hỏi trang 46

    Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa SO2 và dung dịch NaOH minh hoạ cho tính chất hoá học của sulfur dioxide.

    Trả lời:

    Phương trình hóa học:

    SO2 + 2NaOH (dư) → Na2SO3 + H2O

    SO2 (dư) + NaOH → NaHSO3.

    Câu hỏi trang 47

    Câu 1: Viết phương trình hóa học minh hoạ cho tính chất hóa học của oxide base và oxide acid. Lấy magnesium oxide và sulfur dioxide làm ví dụ.

    Trả lời:

    – Tính chất hoá học của oxide base: Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:

    MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

    MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O.

    – Tính chất hóa học của oxide acid: Tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ:

    SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

    SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O.

    Câu 2: Cho các oxide sau: CaO, Fe2O3, SO3, CO2, CO. Oxide nào có thể tác dụng với:

    a) Dung dịch HCl;

    b) Dung dịch NaOH.

    Viết các phương trình hóa học. Hãy cho biết các oxide trên thuộc loại oxide nào?

    Trả lời:

    a) Oxide tác dụng với HCl là: CaO; Fe2O3 (các oxide base).

    CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

    b) Oxide tác dụng với NaOH là: SO3; CO2 (các oxide acid).

    SO3+ 2NaOH → Na2SO4 + H2O

    CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

    Còn lại CO là oxide trung tính, không tác dụng với NaOH và HCl.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *