Giải bài tập KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 94, 95, 96, 97, 98.
Bạn đang đọc: KHTN 8 Bài 19: Đòn bẩy
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 19 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 19 Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực – Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 8 Bài 19: Đòn bẩy
Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 19
Câu 1
Nêu một số ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng.
Trả lời:
Ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng:
+ Đưa vật lên khỏi hố.
+ Nhổ đinh
Câu 2
Dùng các dụng cụ học tập, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm làm một đòn bẩy. Vẽ hình biểu diễn đòn bẩy, điểm tựa và lực trong thí nghiệm này.
Trả lời:
Các em có thể sử dụng các dụng cụ học tập để làm một đòn bẩy. Ví dụ như phương án sau, dụng cụ gồm có: 1 thước kẻ làm thanh đòn, bút làm điểm tựa và cục tẩy làm vật.
Câu 3
Nêu một số ví dụ về mỗi loại đòn bẩy trong thực tiễn.
Trả lời:
Ví dụ đòn bẩy loại 1: Mái chèo thuyền, kéo.
Ví dụ đòn bẩy loại 2: kẹp làm vỡ hạt, xe rùa.
Ví dụ đòn bẩy loại 3: cần câu, đũa.
Câu 4
Mỗi hình trong hình 19.7a, b, c tương ứng với loại đòn bẩy nào?
Trả lời:
Hình 19.7 a tương ứng với đòn bẩy loại 3.
Hình 19.7 b tương ứng với đòn bẩy loại 1.
Hình 19.7 c tương ứng với đòn bẩy loại 2.
Câu 5
Trong hình 19.9, bộ phận nào có vai trò như một đòn bẩy?
Trả lời:
Thân chày cùng đầu chày có vai trò như một đòn bẩy.
Câu 6
Chỉ ra bộ phận đóng vai trò đòn bẩy ở hình 19.10.
Trả lời:
Cần gạt, trục bơm, piston là bộ phận đóng vai trò đòn bẩy trong máy bơm nước bằng tay.
Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 19
Luyện tập 1
Quan sát hình 19.8 và cho biết đâu là đòn bẩy, đâu là điểm tựa và chỉ ra sự thay đổi hướng của lực trong hình.
Trả lời:
– Cái kéo là đòn bẩy.
– Điểm tựa và sự thay đổi hướng của lực thể hiện như trong hình vẽ.
+ là lực tác dụng của tay vào kéo.
+ là lực tác dụng của tay trực tiếp khi không dùng kéo (tác dụng lên sợi dây).
Luyện tập 2
Để nhổ một chiếc đinh ra khỏi tấm gỗ, người ta sử dụng một chiếc búa nhổ đinh hoặc một chiếc kìm (hình 19.11). Em hãy:
a. Mô tả cách dùng hai dụng cụ này để nhổ đinh.
b. Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải thích cách làm.
Trả lời:
a. Mô tả cách dùng búa nhổ đinh: Đặt đầu búa sao cho đinh nằm chặt ở khe búa và đầu búa tì vào tấm gỗ làm điểm tựa, tay cầm vào cán búa, càng cách xa đầu búa thì càng nhổ dễ, dùng lực từ cánh tay hướng theo chiều lực như hình vẽ khi cán búa quay thì đinh cũng được nhổ dần lên.
Mô tả cách dùng kìm nhổ đinh: kẹp mũi kìm vào đinh, ấn mũi kìm xuống tấm gỗ để lấy điểm tựa, tác dụng lực vào cán kìm theo chiều lực như hình vẽ khi cán kìm quay thì đinh cũng được nhổ dần lên.
b. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng của lực tác dụng và khi một vật quay do chịu lực tác dụng thì nó có thể tác dụng lực lên một vật khác.
– Dùng búa nhổ đinh là áp dụng đòn bẩy loại 1 cho ta lợi về lực.
– Dùng kìm nhổ đinh là áp dụng đòn bẩy loại 2 cũng cho ta lợi về lực.