KHTN 8 Bài 31: Hệ vận động ở người

KHTN 8 Bài 31: Hệ vận động ở người

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 31: Hệ vận động ở người giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 125, 126, 127 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bạn đang đọc: KHTN 8 Bài 31: Hệ vận động ở người

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 31 Chương VII: Sinh học cơ thể người trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 8 Bài 31: Hệ vận động ở người

    Cấu tạo và chức năng của hệ vận động

    Câu 1: Quan sát Hình 31.1, phân loại các xương vào ba phần của bộ xương.

    KHTN 8 Bài 31: Hệ vận động ở người

    Trả lời:

    Phân loại các xương vào 3 phần của bộ xương:

    • Xương đầu: Xương sọ não, xương sọ mặt.
    • Xương thân: Xương ức, xương sườn, xương sống.
    • Xương chi: Xương tay, xương chân.

    Câu 2: Quan sát Hình 31.2, so sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn. Liên hệ kiến thức về đòn bẩy đã học ở bài 19, cho biết tay ở tư thế nào có khả năng chịu tải tốt hơn.

    KHTN 8 Bài 31: Hệ vận động ở người

    Trả lời:

    • So sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn:

    • Khi cơ co: Cẳng tay cong lên sát cánh tay, làm cho bắp cơ ở cánh tay ngắn lại và phình ra.
    • Khi cơ dãn: Cánh tay duỗi thẳng, làm cho bắp cơ ở cánh tay trở về trạng thái bình thường.

    • Tay ở tư thế co có khả năng chịu tải tốt hơn vì khi tay ở tư thế co, khớp xương tạo nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo giúp nâng sức chịu tải của tay.

    Thực hành sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương

    Câu 1: Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý những điều gì?

    Trả lời:

    Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý:

    • Chiều dài nẹp dùng để cố định xương gãy phải đủ dài để bất động các khớp trên và dưới ổ gãy.
    • Lót bông/ gạc y tế hoặc miếng vải sạch phía trong nẹp trước khi buộc, tránh nẹp tiếp xúc trực tiếp với cơ thể.
    • Dây cố định nẹp phải buộc ở vị trí trên và dưới chỗ gãy, khớp trên và dưới chỗ gãy. Buộc cố định không quá lỏng cũng không quá chặt.
    • Với gãy xương hở cần vô trùng và cầm máu đúng cách trước khi cố định xương.

    Câu 2: Có thể sử dụng những dụng cụ nào tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương?

    Trả lời:

    Những dụng cụ có thể sử dụng tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương là:

    • Thước, thanh gỗ, thanh tre,… có chiều dài phù hợp, là các dụng cụ có thể sử dụng tương tự nẹp.
    • Vải hoặc quần áo sạch có thể sử dụng tương tự như dây vải bản rộng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *