KHTN 8 Bài 42: Quần thể sinh vật

KHTN 8 Bài 42: Quần thể sinh vật

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 42: Quần thể sinh vật giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 174, 175, 176.

Bạn đang đọc: KHTN 8 Bài 42: Quần thể sinh vật

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 42 Chương VIII: Sinh vật và môi trường trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 8 Bài 42: Quần thể sinh vật

    Các đặc trưng cơ bản của quần thể

    Câu 1: Hình 42.2 biểu thị kích thước của bốn quần thể cùng sống trong một khu rừng. Em hãy quan sát hình, so sánh và rút ra nhận xét về tương quan giữa kích thước cơ thể và kích thước quần thể voi, hươu, thỏ, chuột.

    KHTN 8 Bài 42: Quần thể sinh vật

    Trả lời:

    Kích thước của các quần thể theo thứ tự tăng dần là voi → hươu → thỏ → chuột. Trong khi đó, kích thước cơ thể của các loài theo thức tự tăng dần là chuột → thỏ → hươu → voi. Như vậy, kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau, loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn hơn và ngược lại.

    Câu 2: Dựa vào thông tin trong Bảng 42.1, hãy xác định mật độ cá thể của mỗi quần thể được nhắc đến.

    KHTN 8 Bài 42: Quần thể sinh vật

    Trả lời:

    Mật độ cá thể của mỗi quần thể trong bảng 42.1:

    – Mật độ cá thể của quần thể lim xanh: 11250/15 = 750 cá thể/ha.

    – Mật độ cá thể của quần thể bắp cải: 3000/750 = 4 cá thể/m2.

    – Mật độ cá thể của quần thể cá chép: 120000/60000 = 2 cá thể/m3.

    Câu 3: Quan sát Hình 42.3, hãy nhận xét mối tương quan về số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản trong mỗi kiểu tháp tuổi.

    KHTN 8 Bài 42: Quần thể sinh vật

    Trả lời:

    Nhận xét mối tương quan về số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản trong mỗi kiểu tháp tuổi:

    – Tháp phát triển có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản nhiều hơn so với số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.

    – Tháp ổn định có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản bằng hoặc xấp xỉ bằng số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.

    – Tháp suy thoái có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản ít hơn so với số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.

    Biện pháp bảo vệ quần thể

    Câu 1: Tại sao bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể? Cho ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể.

    Trả lời:

    – Bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể vì: Quần thể sinh vật tồn tại trong môi trường sống, bị biến động do các nhân tố vô sinh và hữu sinh từ môi trường. Do đó, bảo vệ môi trường sống nhằm đảm bảo các nhân tố của môi trường ít biến động theo hướng tiêu cực cho sự phát triển của quần thể chính là biện pháp quan trọng để quần thể phát triển ổn định.

    – Ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể: Thành lập các vườn quốc gia (vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì,…) và các khu bảo tồn, khai thác hợp lí tài nguyên sinh vật, kiểm soát dịch bệnh,…

    Câu 2: Em hãy đề xuất biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng.

    Trả lời:

    Đề xuất biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng:

    • Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
    • Bảo tồn môi trường sống tự nhiên mà quần thể đang sống.
    • Đối với những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng ở môi trường tự nhiên, cần di chuyển quần thể đến nơi sống mới có điều kiện thuận lợi hơn như vườn thú, trang trại bảo tồn,…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *