KHTN Lớp 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

KHTN Lớp 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Giải KHTN 6 Bài 11 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Soạn KHTN 6 Cánh diều Bài 11 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 11 Tách chất ra khỏi hỗn hợp mời các bạn theo dõi nhé.

KHTN Lớp 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

    I. Phần mở đầu

    Dựa trên sự khác nhau về các tính chất vật lí của các chất, ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách đơn giản như: cô cạn, lọc, chiết.

    II. Cô cạn

    ❓ Tách muối ra khỏi dung dịch nước muối bằng cách cô cạn theo các bước sau:

    – Nhỏ 1 ml dung dịch nước muối vào bát sứ.

    – Đun nóng bát sứ trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết.

    Cho biết:

    – Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại chất gì?

    – Dựa vào tính chất vật lí nào của muối ăn để tách nó ra khỏi nước muối?

    Trả lời 

    Khi nước bay hơi hết, trong bát sứ còn lại muối.

    – Dựa vào tính chất: dễ tan trong nước, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao mà có thể tách muối ăn ra khỏi nước.

    ❓ Những người làm muối (từ nước biển sạch) có thể sử dụng những cách làm nước bay hơi nào để thu muối ăn?

    Trả lời:

    1/ Phơi nước biển trên các ruộng muối

    Muối mỏ khai thác từ những mỏ muối (cũng từ biển mà ra, thường là những hồ nước mặn, bốc hơi, sau đó mà thành mỏ muối) bằng cách bơm nước để có dung dịch muối đậm đặc. Gia nhiệt bốc hơi, rồi lại hòa tan, tái kết tinh,..để có muối tinh. Muối mỏ sản xuất theo quy trình công nghiệp. Nên độ tinh khiết khá cao, trắng trẻo, và nhất là kiểm soát được độ mịn của muối.

    III. Lọc

    ❓ Em hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng cách lọc để tách chất ra khỏi hỗn hợp

    Trả lời:

    1/ Ví dụ

    – Pha cà phê bao gồm việc cho nước nóng qua cà phê xay và bộ lọc. Cà phê lỏng là dịch lọc. Việc ngâm trà cũng giống nhau, cho dù bạn sử dụng trà túi lọc (giấy lọc) hay trà bóng (thông thường, một bộ lọc kim loại).

    – Thận là một ví dụ về một bộ lọc sinh học. Máu được lọc bởi cầu thận. Các phân tử thiết yếu được tái hấp thu trở lại máu.

    – Máy điều hòa không khí và nhiều máy hút bụi sử dụng bộ lọc HEPA để loại bỏ bụi và phấn hoa trong không khí.

    – Nhiều bể cá sử dụng bộ lọc có chứa các sợi có chức năng thu giữ các hạt.

    – Bộ lọc vành đai thu hồi kim loại quý trong quá trình khai thác.

    – Nước trong tầng chứa nước tương đối tinh khiết vì nó đã được lọc qua cát và đá thấm trong lòng đất.

    – Máy lọc nước với các lõi lọc để tách tạp chất

    IV. Chiết

    ❓ Hãy lựa chọn một cách chiết phù hợp để:

    a. Loại bỏ cát lẫn trong nước ngầm

    b. Tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước

    c. Tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước. Vì sao em chọn cách đó?

    Trả lời:

    a/ Vì cát không tan trong nước do đó có thể tách cát ra khỏi nước ngầm bằng cách lọc.

    b/ Dầu vừng không tan trong nước và nhẹ hơn nước do đó có thể dùng phương pháp chiết để tách dầu vừng ra khỏi hỗn hợp của nó với nước.

    c) Vì calcium carbonate không tan trong nước do đó có thể tách ra khỏi nước bằng cách lọc.

    V. Tìm hiểu thêm trang 64

    Ngoài cách lọc, cô cạn, chiết, ta còn có thể sử dụng nhiều cách khác để tách chất ra khỏi hỗn hợp. Ví dụ, người ta có thể tách cát và sắt ra khỏi hỗn hợp của chúng bằng cách sử dụng một thanh nam châm được bọc màng nhựa như hình dưới đây. Sắt bị nam châm hút còn cát không bị thanh nam châm hút.

    Đề xuất cách thu gom đinh sắt hoặc các vật nhỏ bằng sắt.

    Trả lời:

    Do đinh sắt hoặc các vật nhỏ bằng sắt bị nam châm hút. Do đó có thể dùng nam châm để gom đinh sắt và các vật nhỏ bằng sắt.

    VI. Lý thuyết Tách chất ra khỏi hỗn hợp

    1. Cô cạn

    – Sử dụng cách cô cạn để tách chất rắn khó tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó.

    Ví dụ: Tách muối ra khỏi dung dịch nước muối bằng cách cô cạn theo các bước sau:

    + Cho dung dịch nước muối vào bát sứ.

    + Đun nóng bát sứ trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết ta thu được muối rắn.

    2. Lọc

    – Người ta sử dụng cách lọc để tách các chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

    3. Chiết

    – Người ta tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp bằng cách chiết.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *