Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều bài 12 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, hình thành kiến thức và luyện tập bài Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống thuộc chủ đề 7 Tế bào.
Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 12: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống
Giải KHTN Lớp 6 Bài 12 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Soạn KHTN 6 Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Giải bài tập KHTN 6: Tế bào đơn vị cơ sở của sự sống
Câu hỏi Mở đầu Khoa học tự nhiên 6 Bài 12
❓ Quan sát hình 12.1 chúng ta thấy ngôi nhà chủ yếu được xây dựng từ đơn vị cấu trúc là những viên gạch. Vậy em hãy đoán xem cây xanh và cơ thể chúng ta được tạo nên từ đơn vị cấu trúc nào.
Trả lời:
Cây xanh và cơ thể người được tạo nên từ tế bào
Câu hỏi Thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Bài 12
Thảo luận trang 68
❓ Quan sát hình 12.4, 12.5 và kể tên một số loại tế bào cấu tạo nên cơ thể cây cà chua, cơ thể người.
❓ Nêu khái niệm tế bào và chức năng của tế bào đối với cơ thể sống
Trả lời:
1/ Kể tên một số loại tế bào
– Tế bào cấu tạo nên cây cà chua: Tế bào thịt lá, tế bào thịt quả, tế bào ống dẫn, tế bào lông hút.
– Tế bào cấu tạo nên cơ thể người: tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào biểu mô ruột, tế bào xương.
2. Khái niệm: Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống.
Tế bào là “những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống”.
– Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. Các sinh vật đều được tạo nên bởi tế bào.
Thảo luận trang 69
❓1/ Mô tả hình dạng, kích thước của các loại tế bào trong hình 12.6 theo gợi ý trong bảng 12.1
Bảng 12.1
Trả lời:
Tế bào |
Hình dạng |
Kích thước |
Tế bào xương |
Hình sao |
Khoảng 5 – 20 µm |
Tế bào thần kinh |
Hình sao nhiều cạnh |
Dài khoảng 13 – 60 mm Rộng khoảng 10 – 30 µm |
Tế bào hồng cầu |
Hình đĩa |
Đường kính khoảng 7µm |
Tế bào biểu bì vảy hành |
Hình lục giác |
Dài khoảng 200µm Rộng khoảng 70 µm |
Tế bào nấm men |
Hình bầu dục |
Dài khoảng 6µm Rộng khoảng 5µm |
Tế bào vi khuẩn E.coli |
Hình trụ |
Dài khoảng 2µm Rộng khoảng 0,25 – 1 µm |
Thảo luận trang 70
❓ 1/ Quan sát hình 12.7 và cho biết:
– Cấu tạo và chức năng của tế bào, tế bào chất và nhân tế bào
– Sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật
❓ 2/ Nhờ yếu tố bào lục lạp thực hiện được chức năng quang hợp?
Trả lời:
1/- Cấu tạo và chức năng của:
Màng tế bào |
Tế bào chất |
Nhân tế bào |
|
Cấu tạo |
Lớp màng mỏng |
Chất keo lỏng |
Có màng nhân bao bọc chất di truyền |
Chức năng |
Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào |
Chứa các bào quan và nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào |
Trung tâm điều khiển hầu hết các hoạt động sống của tế bào |
– So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật
Tế bào động vật |
Tế bào thực vật |
|
Thành tế bào |
Không có |
Có thành cellulose |
Không bào |
Không bào nhỏ hoặc không có |
Không bào lớn và nhiều |
Lục lạp |
Không có |
Có lục lạp |
2/ Vì lục lạp mang sắc tế quang hợp (diệp lục) có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Thảo luận trang 71
1/ Quan sát hình 12.8, 12.9 và nêu cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2/ Lập bảng các đặc điểm giống và khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ so với tế nào nhân thực
Trả lời:
1/ Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
– Tế bào nhân sơ: không có nhân hoàn chỉnh (chỉ có vùng nhân) và không chứa bào quan có màng.
– Tế bào nhân thực: có nhân và các bào quan có màng.
– Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản và thường có kích thước nhỏ, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực
Thảo luận trang 72
Quan sát hình 12.11 và cho biết số lượng tế bào tăng lên sau mỗi lần phân chia
Trả lời:
Số lượng tế bào tăng lên sau mỗi lần phân chia
– Sau lần phân chia thứ nhất: tế bào tăng lên gấp 2 lần (21=2)
– Sau lần phân chia thứ hai: tế bào tăng lên thành 4 tế bào (22=4)
– Sau lần phân chia thứ ba: tế bào tăng lên thành 8 tế bào (23=8)
Câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 12
Luyện tập 1
Lập bảng các đặc điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Trả lời
Luyện tập 2
Dựa vào hình 12.11, hãy tính số tế bào con mới được tạo ra sau lần phân chia thứ tư.
Gợi ý đáp án
Số tế bào con được tạo ra sau lần phân chia thứ tư là: N = 24 = 16 (tế bào)
Lý thuyết Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống
I. Tế bào là gì?
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật. Trong cơ thể con người có tới hàng nghìn tỷ tế bào khác nhau.
Các tế bào trong cơ thể con người cung cấp cấu trúc cho cơ thể, tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành các dạng năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt. Tế bào cũng chứa chất di truyền của cơ thể và có thể tạo ra các bản sao của chính chúng.
II. Hình dạng và kích thước của tế bào
– Tế bào có nhiều loại, từng loại tế bào lại có các hình dạng khác nhau (hình que, hình cầu, hình sao…).
– Tế bào có kích thước rất nhỏ, đa số đều không thể quan sát bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi để quan sát.
III. Cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật
– Tế bào thực vật và tế bào động vật đều được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:
+ Màng tế bào: là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào
+ Tế bào chất: là chất keo lỏng chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
+ Nhân tế bào: có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết mọi hoạt động của tế bào.
– Tuy nhiên, tế bào thực vật và tế bào động vật cũng co điểm khác nhau. DIều này thế hiện ở việc tế bào thực vật có lục lạp – bào quan có khả năng quang hợp.
IV. Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
– Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh và không chứa bào quan có màng
– Tế bào nhân thực có nhân và các bào quan có màng
– Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.
V. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
– Khi tế bào lớn lên và đạt tới một kích thước nhất định thì chúng sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.
– Sự phân chia tế bào làm tăng số lượng tế bào của cơ thể và thay thế các tế bào bị thương hay chết.
– Từ một tế bào ban đầu sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào.
– Công thức tính số tế bào (N) sau n lần phân chia: N = 2n
VI. Sinh lý học thực vật
Sinh lý học thực vật là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về chức năng, cấu trúc, quá trình trao đổi chất của tế bào thực vật.
Đó là những quá trình cơ bản xảy ra hàng ngày trong cơ thể tế bào thực vật như hô hấp, quang hợp, tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học nghiên cứu về sinh lý học thực vật cũng quan tâm đến tính hướng đất và hướng sáng của thực vật, quá trình nảy mầm của hạt giống, chức năng ngủ nghỉ tế bào và khả năng mở đóng khí khổng.