Giải KHTN 6 Bài 16: Virus và vi khuẩn giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời câu hỏi phần hình thành kiến thức và phần luyện tập vận dụng trang 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98 sách KHTN 6 Cánh diều.
Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 16: Virus và vi khuẩn
Soạn Khoa học tự nhiên 6: Virus và vi khuẩn còn giúp các em nhận biết được thế nào là virus, vi khuẩn, cách phòng bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 16 Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải KHTN 6 Bài 16 Virus và vi khuẩn, mời các bạn tải tại đây.
Giải KHTN 6 Virus và vi khuẩn
I. Phần mở đầu
❓ Vì sao chúng ta cần tiêm phòng bệnh?
Trả lời:
– Chúng ta cần tiêm phòng bệnh vì:
+ Đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại.
+ Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh
II. Virus
❓ Quan sát hình 16.1 và cho biết hình dạng của các virus (theo bảng 16.1)
Tên hình | Hình que | Hình cầu | Hình đa diện |
Hình a | x | ||
? | ? | ? | ? |
Trả lời
Tên hình | Hình que | Hình cầu | Hình đa diện |
Hình a | x | ||
Hình b | x | ||
Hình c | x |
❓ Kể tên những bệnh do virus gây ra ở người, động vật, thực vật.
Trả lời:
Những bệnh do virus gây ra ở người, động vật, thực vật
– Ở người: Bệnh cúm, đậu mùa, quai bị, viêm gan B, sở, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, bại liệt, hội chứng HIV?AIDS…
– Ở động vật: virut cúm gia cầm, cúm lợn và các loại vi rút cúm khác, như cúm gia cầm A (H5N1), A (H7N9) và A (H9N2) và các vi rút cúm lợn A (H1N1), A (H1N2) và A (H3N2).
– Ở thực vật: Các vi khuẩn gây bệnh cây thông thường ở Việt Nam bao gồm: các chi Ralstonia, Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia, bệnh Greening gây hại trên cây có múi (Do vi khuẩn Liberibacter asiaticus), bệnh chổi rồng gây hại trên cây nhãn do vi khuẩn nhóm Gamma Proteopacteria, Héo vi khuẩn do Ralstonia solanacearum, Vi rút khảm lá thuốc lá
III. Vi khuẩn
❓ Quan sát hình 16.8 và nêu các thành phần cấu tạo của một vi khuẩn
Trả lời
Vi khuẩn có thành phần cấu tạo gồm: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.
❓ Quan sát hình 16.9 và nêu các hình dạng khác nhau của vi khuẩnR
Trả lời
Vi khuẩn có các hình dạng khác nhau: hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn, hình có ống, hình có sợi…
❓ So sánh sự khác nhau về cấu tạo của virus và vi khuẩn theo gợi ý trong bảng 16.2
Đặc điểm | Virus | Vi khuẩn |
Thành tế bào | x | |
? | ? | ? |
❓ Kể một số cách bảo quản thức ăn tránh bị hư hỏng do vi khuẩn trong gia đình em.
Trả lời
Một số cách bảo quản thức ăn tránh bị hư hỏng:
– Không nên để thức ăn ngoài nhiệt độ phòng quá 2h.
– Giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 4 độ C, tủ đông là dưới 0 độ C.
– Sử dụng thức ăn càng sớm càng tốt, tùy loại thức ăn phải đóng gói, bảo quản hợp lí (đồ tươi sống cần bảo quản đông lạnh, đồ khô cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm).
– Cảnh giác với thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng và dễ hư hỏng. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ thì nên vứt bỏ thức ăn thừa ngay. Vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay trong tủ lạnh, khiến thức ăn không còn ngon và gây hại cho sức khỏe.
– Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống, thịt gia cầm, hải sản.
– Chế biến thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
❓ Lấy ví dụ về vai trò và tác hại của vi khuẩn đối với sinh vật và người
Trả lời
*Vai trò của vi khuẩn:
– Đối với cây xanh:
+ Phân huỷ xác động vật, lá cây rụng thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây
+ Một số ít vi khuẩn có khả năng cố định đạm, cung cấp cho cây – Vi khuẩn có tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí
– Đối với thiên nhiên:
+ Vi khuẩn tham gia vào sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên ( phân huỷ các chất hữu cơ thành chất vô cơ cho cây sử dụng )
+ Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa,…
– Đối với con người:
+ Trong đời sống: Vi khuẩn lên men dc ứng dụng trong muối dưa, muối cà, làm sửa chua…
+ Trong công nghệ sinh học: Nhiều vi khuẩn dc ứng dụng trong công nghiệp tổng hợp protein, vitamin B12, xử lí nước thải…
*Tác hại của vi khuẩn:
– Tác hại của vi khuẩn với người: viêm da ở người, uốn ván, sốt thương hàn, bệnh lao, bệnh lỵ, ngộ độc thực phẩm,…
– Tác hại của vi khuẩn với sinh vật: bệnh lạc lá lúa. héo cây,…
❓ Lấy ví dụ về những vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây hại đối với sinh vật và người
Trả lời:
Ví dụ
– Vi khuẩn có ích:
+ Vi khuẩn cố định nito trong rễ cây họ đậu
+ Vi khuẩn lên men lactic
+ Vi khuẩn lên men etylic
– Vi khuẩn có hại:
+ Vi khuẩn gây bệnh viêm da ở người
+ Vi khuẩn gây bệnh bạc lá ở lúa
+ Vi khuẩn gây bệnh lao ở người
+ Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn
+ Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy
+ Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả
+ Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ
IV. Phòng bệnh do Virus và vi khuẩn gây nên
❓ Kể tên một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên
Trả lời
Một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên:
– Giữ vệ sinh môi trường sống
– Tập thể dục rèn luyện sức khỏe
– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài
❓ Tìm hiểu trao đổi với các bạn về những biện pháp mà gia đình và địa phương em thực hiện để phòng chống các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên đối với con người, cây trồng và vật nuôi
Trả lời
Đối với con người và vật nuôi:
+ Vệ sinh chỗ ở và môi trường xung quanh
+ Tiêm phòng bệnh
– Đối với thực vật:
+ Phun thuốc phòng bệnh cho cây trồng
+ Tạo giống cây sạch bệnh
❓ Em cần làm gì để tránh bệnh cúm, bệnh quai bị? Em có biết mình đã được tiêm vaccine phòng bệnh gì và khi nào chưa?
Trả lời
Có thể tiêm vaccine để phòng tránh bị bệnh cúm, bệnh quai bị.
Đa số trẻ em Việt Nam đã được tiêm phòng các loại vaccine như: vaccine viêm não Nhật Bản, vaccine viêm gan B, vaccine bại liệt, ho gà, uốn ván… vào giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi.
❓ Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh ở người, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
Khi dùng kháng sinh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc, dùng đúng liều lượng và đúng quy trình.
V. Vai trò và tác hại của nguyên sinh vật
❓Quan sát hình 17.3 và cho biết các nguyên sinh vật là thức ăn của những động vật nào
Trả lời
Là thức ăn của nhiều loại động vật khác: tôm cua, cá, ốc,…
❓Quan sát hình 17.4, 17.5 hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét và kiết lị ở người.
Trả lời
Trùng sốt rét là do muối truyền máu vào người và theo đường máu đến gan. Chúng chui vào kí sinh trong các tế bào hồng cầu, làm cho tế bào hồng cầu bị vỡ, gây nên bệnh sốt rét. Để phòng bệnh do trùng sốt rét gây nên, chúng ta cần tiêu diệt muối truyền bệnh và tránh bị muỗi đốt. Một số biện pháp:
– Thả màn khi ngủ
– Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi…Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hoặc kem xua muỗi có thể làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi.
– Luôn để nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng
– Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình.
– Người bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan bệnh cho người khác
Trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống đi vào ống tiêu hóa của người gây lở lớt ở thành ruột. Một số biện pháp phòng tránh bệnh trùng kiết lị;
– Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Ăn uống sạch sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Khi phát hiện ra bệnh cần phải mang đi khám chữa ngay lập tức
❓ Cho biết tên nguyên sinh vật (trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng lợi ích hoặc tác hại trong bảng 17.1.
Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật |
Tên nguyên sinh vật |
Làm thức ăn cho động vật |
? |
Gây bệnh cho động vật và con người |
? |
Trả lời
Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật |
Tên nguyên sinh vật |
Làm thức ăn cho động vật |
Tảo (thức ăn cho san hô), trùng roi, |
Gây bệnh cho động vật và con người |
Tảo lục, trùng sốt rét, trùng kiết lị, |
❓ Tìm hiểu một số biện pháp vệ sinh ăn uống để phòng trừ các bệnh do nguyên sinh vật gây nên.
Trả lời:
Một số biện pháp vệ sinh ăn uống:
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn
– Phân biệt các dụng cụ dao, thớt cho, bát, đũa cho thực phẩm sống và thực phẩm chín
– Ngâm nước muối hoặc nước gạo loãng với một số loại rau củ
– Thực hiện ăn chín uống sôi ,không ăn các đồ tái, sống
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm