KHTN Lớp 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

KHTN Lớp 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

Giải bài tập KHTN 6 Bài 17 sách Cánh diều lớp 6 giúp các em học sinh tham khảo cách làm để nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần mở đầu và nội dung bài học. Đồng thời nắm vững kiến thức lý thuyết về đa dạng nguyên sinh vật.

Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

Qua bài Đa dạng nguyên sinh vật sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về một số nguyên sinh vật như tảo đơn bào, tảo silic, trùng roi, trùng giày và vai trò của nguyên sinh vật trong đời sống. Đồng thời đây cũng là tài liệu cực kì hữu ích giúp thầy cô giáo tham khảo, để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Giải KHTN 6: Đa dạng nguyên sinh vật, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải KHTN 6: Đa dạng nguyên sinh vật

    Lý thuyết Đa dạng nguyên sinh vật

    I. Sự đa dạng của nguyên sinh vật

    – Nguyên sinh vật đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau, sống cả ở môi trường nước mặn và nước ngọt.

    II. Vai trò và tác hại của nguyên sinh vật

    – Nguyên sinh vật là thức ăn của nhiều động vật.

    – Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người

    + Trùng sốt rét: Muỗi truyền trùng sốt rét vào người. Trùng theo máu đến gan, kí sinh trong tế bàp hồng cầu, phá vỡ các tế bào hồng cầu gây sốt rét.

    + Trùng kiết lị có chân giả ngắn và sinh sản nhanh, theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người gây lở loét ở thành ruột, đau bụng, đi ngoài phân nhầy có lẫn máu.

    Trả lời câu hỏi bài 17 Đa dạng nguyên sinh vật

    I. Phần mở đầu

    ❓Quan sát hình dạng của sinh vật trong hình 17.1 trao đổi với các bạn trong nhóm về số lượng và hình dạng của chúng

    Trả lời:

    Các sinh vật trong hình 17.1 rất đa dạng về số lượng và có nhiều hình dạng khác nhau, ví dụ như:

    – Trùng roi hình thoi

    – Các loại tảo đơn bào có hình cầu, hình tam giác, hình que,…

    – Trùng giày có hình đế giày

    II. Sự đa dạng của nguyên sinh vật

    ❓ Gọi tên, mô tả hình dạng và nêu đặc điểm nhận biết của các nguyên sinh vật có trong hình 17.2

    Trả lời:

    Gọi tên, mô tả hình dạng và nêu đặc điểm nhận biết của các nguyên sinh vật có trong hình 17.2

    ❓Quan sát hình 17.4, 17.5, hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét và kiết lị ở người?

    Trả lời:

    Phòng tránh bệnh sốt rét và kiết lị ở người?

    Tên bệnh

    Cách phòng tránh

    Sốt rét

    – Tiêu diệt muỗi và ấu trùng của muỗi

    – Mắc màn khi ngủ

    – Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc

    – Phát quang bụi rậm

    – Không để hình thành ao tù, nước đọng

    Kiết lị

    – Ăn uống hợp vệ sinh

    – Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

    – Ăn chín uống sôi

    – Hạn chế ăn các quán ăn ven đường

    ❓Cho biết tên nguyên sinh vật (trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng ích lợi và tác hại trong bảng 17.1.

    Trả lời:

    Tên nguyên sinh vật (trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng ích lợi và tác hại trong bảng 17.1.

    ❓ Tìm hiểu một số biện pháp vệ sinh ăn uống để phòng trừ các bệnh do nguyên sinh vật gây nên.

    Trả lời:

    Các biện pháp phòng bệnh:

    – Ăn chín uống sôi

    – Đậy kín thức ăn khi chưa ăn

    – Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

    – Hạn chế ăn rau sống

    – Rửa sạch thực phẩm trước khi sử dụng

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *