Giải KHTN 6 Bài 18 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Đa dạng nguyên sinh vật.
Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 18: Đa dạng nấm
Soạn KHTN 6 Cánh diều Bài 18 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 18 Đa dạng nguyên sinh vật mời các bạn theo dõi nhé.
Giải KHTN 6 Đa dạng nấm
Lý thuyết Đa dạng nấm
I. Sự đa dạng nấm
– Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bào cấu tạo bằng chất kitin.
– Nấm dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có trong môi trường.
– Môi trường sống của nấm rất đa dạng: Cộng sinh, kí sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục,…
– Phân loại theo cấu trúc cơ thể:
- Nấm đơn bào: Nấm men.
- Nấm đa bào có các sợi nấm phân nhánh tạo ra hình dạng của nấm. Một số nấm có cơ quan sinh sản là thể quả (mũ nấm).
– Phân loại theo hình thái:
- Nấm túi: thể quả có dạng túi.
- Nấm đảm: thể quả có dạng hình mũ.
- Nấm tiếp hợp: sợi nấm phân nhánh, màu nâu, xám, trắng,…
II. Vai trò và tác hại của nấm
– Vai trò của nấm:
- Phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường.
- Dùng làm thức ăn cho con người.
- Dùng làm dược liệu.
I. Phần mở đầu
❓ Hãy nói tên mỗi loại nấm trong hình 18.1
Trả lời:
Tên các loại nấm: Nấm linh chi, nấm kim châm, nấm hương, nấm bào ngư.
❓ Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật.
Trả lời
Gợi ý 1
Nấm không được xếp vào giới thực vật vì những lý do sau
– Các loài nấm đều có những đặc điểm riêng, khác hẳn với các loài thực vật.
– Nấm có cơ thể chỉ là những sợi nấm và các dạng biến đổi của hệ sợi nấm. Nấm chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt).
– Nấm thuộc nhóm sinh vật có nhân thực giống như thực vật nhưng thành tế bào của nấm không phải làm bằng chất xenluloza như ở thực vật. Chất dự trữ trong tế bào nấm không phải là tinh bột như trong tế bào thực vật mà lại là glycogen (như chất dự trữ ở gan người).
– Dễ thấy nhất là nấm không có màu xanh, không có chất diệp lục như ở cây xanh. Cũng chính vì vậy mà nấm không có khả năng quang hợp như thực vật. Nấm không tự chế tạo ra được các chất hữu cơ từ chất vô cơ mà phải “ăn” các chất hữu cơ có sẵn (chúng hút chất dinh dưỡng từ những sinh vật hay thực vật khác)
Ví dụ: Một số loài nấm giết cả động vật; một số khác săn mồi bằng thòng lọng, chúng dùng sợi nấm thắt vòng để bẫy sâu bọ…
Gợi ý 2
Nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật vì: nấm không có chất diệp lục, nấm cũng chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt).
II. Sự đa dạng của nấm
❓ Nêu các đặc điểm để nhận biết nấm. Nấm có các dinh dưỡng như thế nào?
Trả lời:
– Đặc điểm nhận biết: nấm thường nhỏ, thân mềm, thường có mũ hình chóp hoặc tủa dài.
– Giá trị dinh dưỡng: không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm như kim châm, linh chi, đùi gà… còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch. Trung bình, 100 gram nấm tươi có chứa từ 25 – 40% hàm lượng protein, 17 – 19 loại axit amin, trong đó có 7-9 loại axit amin cơ thể không tự tổng hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Ngoài ra, nấm tươi con chứa nhiều loại vitamin B1, B6, B12, PP…
❓ Lập bảng để phân biệt các nhóm nấm. (tên, nhóm nấm, đặc điểm, ví dụ đại diện)
Bảng phân biệt các nhóm nấm
Tên nhóm nấm |
Nấm túi |
Nấm đảm |
Nấm tiếp hợp |
|
Đặc điểm |
là loại nấm thể quả có dạng túi |
Là |
có sợi nấm phân nhánh, màu nâu, xám, xanh… |
|
Ví dụ đại diện |
nấm bụng dê, nấm cục |
nấm hương, nấm rơm, nấm sò |
nấm mốc trên bánh mì, trên các loại quả |
|
❓ Kể tên các loại nấm mà em biết và phân chia các loại nấm đó vào các nhóm phân loại phù hợp.
Trả lời
Các loại nấm mà em biết và phân chia các loại nấm đó vào các nhóm phân loại phù hợp.
Tên nấm |
Nấm túi |
Nấm đảm |
Nấm tiếp hợp |
Nấm bụng dê (nấm nhăn) |
x |
||
Nấm tai mèo (mộc nhĩ) |
x |
||
Nấm mốc trên quần áo |
x |
||
Nấm linh chi |
x |
||
Nấm sò |
x |
||
Nấm rơm |
x |
||
Nấm đông cô |
x |
❓ Hãy quan sát một số loại nấm (nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, nấm trứng…) và mô tả đặc điểm hình thái của chúng.
Trả lời
Đặc điểm hình thái của các loại nấm
– Nấm mộc nhĩ: được biết đến do hình dạng tựa tai người, có màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục. Nó có kết cấu tựa cao su, tương đối cứng và giòn.
– Nấm rơm: sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.
– Nấm mỡ: thân nấm ngắn, mũ nấm tròn, dày, nấm mỡ hai trạng thái màu sắc trong khi chưa trưởng thành là màu trắng và nâu
– Nấm trứng: thân nấm ngắn, mũ nấm hình giống quả trứng gà, màu vàng cam
III. Vai trò tác hại của nấm
❓ Nêu vai trò và tác hại của nấm
Trả lời:
Gợi ý 1
– Vai trò:
+ Phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường
+ Làm thức ăn cho con người
+ Làm dược liệu
– Tác hại:
+ Có một số loại nấm có thể gây ngộ độc thậm chí tử vong
+ Một số loại nấm kí sinh gây bệnh cho người, động vật và thực vật
Gợi ý 2
– Vai trò: quan trọng đối với tự nhiên và con người như: phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường; làm thức ăn cho con người (ví dụ: nấm mộc nhĩ, nấm rơm,…); dùng làm dược liệu (ví dụ: nấm lonh chi, nấm Pencillium…).
– Tác hại: Bên cạnh những tác dụng thì cũng có những tác hại đối với cơ thể như tăng bạch cầu, tiêu chảy, dị ứng… Một số loại nấm độc nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, thậm chí tử vong.
❓ Lập bảng về các loại nấm đã học, vai trò và tác hại của mỗi loại nấm đó
Trả lời
Bảng về các loại nấm đã học, vai trò và tác hại của mỗi loại nấm đó
Tên nấm |
Vai trò / Tác hại |
Nấm kim châm |
Là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng |
Nấm men bánh mì |
để sản xuất đồ uống có cồn, như bia hay rượu vang thông qua quá trình lên men rượu |
Đông trùng hạ thảo |
là loại dược liệu quý hiếm |
Mộc nhĩ |
Là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng |
❓ a. Vì sao nói nấm có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên trái đất
b. Hãy kể tên một bệnh do nấm gây ra và nêu cách phòng bệnh đó
c. Vì sao bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng?
Trả lời
a. Nấm có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên Trái Đất vì nấm có thể phân hủy xác động vật và thực vật giúp làm sạch môi trường.
b. Bệnh do nấm gây ra: lang ben
– Phòng ngừa bệnh lang ben:
+ Tránh môi trường có nhiệt độ quá cao, môi trường nóng ẩm
+ Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh
+ Tránh ra mồ hôi quá mức
+ Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
+ Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh
c. Bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng vì
+ Nhiệt độ phòng tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và sinh sôi.
+ Chúng tiết ra các enzyme và acid để phân huỷ các chất hữu cơ và làm hỏng thực phẩm.