KHTN Lớp 6 Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật

KHTN Lớp 6 Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 106, 107.

Bạn đang đọc: KHTN Lớp 6 Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật

Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 31 Chương VII: Đa dạng thế giới sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Báo cáo thực hành quan sát nguyên sinh vật

I. Chuẩn bị

1. Thiết bị, dụng cụ

  • Kính hiển vi có vật kính 10x, 40x
  • Lam kính
  • Lamen
  • Ống nhỏ giọt
  • Giấy thấm
  • Cốc thủy tinh

2. Mẫu vật

  • Mẫu vật có trong môi trường tự nhiên như nước ao, hồ hoặc được thu thập trong môi trường nuôi
  • Cách nuôi cấy mẫu: lấy nước ao, hồ hay nước ở những chỗ đọng có anh sáng rọi tới, cho vào một lọ thủy tinh rộng miệng có đựng rơm, rạ, cỏ khô cắt nhỏ. Đặt lọ ở chỗ có ánh sáng trong một thời gian.

II. Cách tiến hành

– Bước 1: Chuyển mẫu vật vào cốc thủy tinh

– Bước 2: Làm tiêu bản: Dùng ống nhỏ giọt hút mẫu vật trong cốc thủy tinh (a), rồi nhỏ 1 – 2 giọt len lam kính (b), đậy lamen lại (c). Sử dụng giấy thấm để thấm nước thừa trên lam kính (d).

KHTN Lớp 6 Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật

– Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính của kính hiển vi, quan sát ở vật kinh 10x

– Bước 4: Quan sát chi tiết hình dạng, cấu tạo, cách di chuyển của trùng roi và trùng giày dưỡi vật kính 40x

III. Thu hoạch

Dựa vào kết quả quan sát được dưới kính hiển vi hoặc quan sát hình 31.2, hãy thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được.

Trả lời:

Hình vẽ trùng roi và trùng giày quan sát được:

KHTN Lớp 6 Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật

Câu 2. Những đặc điểm nào giúp em phân biệt được trùng roi và trùng giày?

Trả lời:

Đặc điểm giúp phân biệt trùng roi và trùng giày là:

  • Trùng roi có các hạt diệp lục, trùng giày không có
  • Trùng roi có điểm mắt, trùng giày không có
  • Trùng roi có roi, trùng giày không có
  • Trùng giày có lông bơi, trùng roi không có

Câu 3. Trùng roi và trùng giày di chuyển bằng bộ phận nào trên cơ thể

KHTN Lớp 6 Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật

Trả lời:

Trùng roi di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển. Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiểu lần sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *